Bạn có thể tiết kiệm trên 50% với việc "độ" lại pin laptop đã bị chai hoặc thay pin mới không phải của nhà sản xuất chiếc laptop đó.
Pin laptop sớm muộn sẽ bị chai. Nói chung, pin laptop thường sử dụng được khoảng 18 đến 36 tháng tùy mức độ sử dụng nhiều hay ít. Sau quá trình sử dụng, thời gian sử dụng pin giảm dần và mất khả năng xạc đầy.
Lý do là vì pin thông thường có thể xạc lại khoảng 300-500 lần trước các hóa chất bên trong pin bắt đầu cạn dần, khiến pin từ chỗ chạy được 3 giờ liên tục giảm xuống còn một giờ hoặc ít hơn. Đó là lúc thay mới hoặc "độ" lại pin để kéo dài thời gian sử dụng.
Hiện có khá nhiều nơi làm dịch vụ phục hồi pin "chai". Theo dân trong nghề, việc "độ" lại khá đơn giản, có thể thực hiện trong vòng 15 phút đến nửa giờ là xong. Hầu hết trường hợp pin chai là do các cell (lõi) không còn khả năng tích điện dẫn đến thời gian sử dụng ngắn. Đầu tiên, thợ sửa tháo vỏ nhựa của pin và kiểm tra khả năng tích và phát điện của từng lõi pin bên trong, lõi nào "yếu" hoặc "chết" sẽ thay bằng lõi mới. Cuối cùng là cập nhật lại bộ nhớ ROM trên mạch điểu khiển của pin bằng phần mềm. Giá "độ" lại pin trong trường hợp này được tính theo lõi, mỗi lõi khoảng 60-70 nghìn đồng, khoảng 400 nghìn đồng với pin thay 6 lõi. Mức giá này có thể rẻ hơn với pin thay trên 6 lõi.
Ngoài trường hợp lõi pin mất khả năng tích điện, có một số lỗi pin khác như pin báo thời gian dùng không chính xác, báo 3 giờ những chỉ dùng chưa đầy một giờ hoặc báo còn 30 phút nhưng thực tế lại dùng được tới hơn một giờ. Theo dân trong nghề, pin báo sai dung lượng có thể do lỗi BIOS hoặc một vài lõi có vấn đề. Với trường hợp lỗi BIOS thì chỉ cần cập nhật là xong, còn nếu do lõi pin trục trặc thì chỉ cần thay lõi mới.
Các cửa hàng làm dịch vụ "độ" lại pin thường có bảo hành nhưng khá ngắn, phổ biến là một tháng và số ít có thể lên đến 3 tháng.
Sau khi "độ" lại pin, laptop có thể chạy liên tục một đến hai giờ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ sử dụng được nửa năm trở lên là pin lại bắt đầu xuống phong độ. Vì vậy, lựa chọn khác là thay thế pin mới, tốn kém hơn là "độ" lại pin.
Có hai loại pin laptop: pin của nhà sản xuất laptop bán (pin chính hãng) và pin không phải của nhà sản xuất laptop. Giá pin của nhà sản xuất laptop rất đắt, thường gấp khoảng 2 lần giá pin không phải chính hãng. Ví dụ, pin cho laptop IBM Thinkpad chính hãng giá khoảng 60 USD, nhưng pin không chính hãng, phổ biến là pin xuất xứ từ Trung Quốc chỉ khoảng 20-30 USD. Tuy nhiên, các hãng laptop thường khuyến cáo không nên dùng pin không chính hãng, nếu dùng là vi phạm những điều kiện bảo hành. Đại diện Lenovo cho biết họ không hỗ trợ việc sử dụng pin không phải của Lenovo trong dòng laptop Thinkpad. Pin Thinkpad được thiết kế và kiểm thử với laptop Thinkpad để đảm bảo độ an toàn, tương thích và hiệu năng.
"Độ" pin laptop
5.529
Bạn nên đọc
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn sử dụng Navigation Pane trong Word 2010
Hôm qua -
Cách xem lịch sử đăng nhập Zalo trên điện thoại
Hôm qua -
Top 5 máy pha cafe tự động gia đình tốt nhất
Hôm qua -
Cách khắc phục lỗi Kernel Power Error trong Windows 10
Hôm qua -
Lời chúc mừng bé chào đời hay và ý nghĩa
Hôm qua -
Cách tắt Bitlocker trên Windows 11
Hôm qua -
Vài thủ thuật nhỏ khi làm việc với Excel
Hôm qua -
Cách tắt hoặc cài đặt thông báo trên Outlook
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn ghi chú ở chân trang trong Word
Hôm qua -
Hướng dẫn thay đổi kích thước và vị trí Pagefile trên Windows
Hôm qua