Chờ đợi “cơn lốc” của TV OLED

TV sử dụng công nghệ diode phát sáng hữu cơ (OLED) Sony XEL-1 OLED TV thực sự đẹp, quyến rũ, hình ảnh hiển thị sắc nét và chỉ mỏng như chiếc thẻ tín dụng. Tuy nhiên, TV thế hệ mới này mới chỉ dừng lại ở 11 inch và giá bán 2.500 USD là quá đắt đỏ.

Dù đã ra đời cách đây 1 năm nhưng cho đến lúc này, TV của Sony vẫn chưa có đối thủ.

OLED được hứa hẹn là màn hình của tương lai từ cách đây khá lâu nhưng có lẽ người dùng sẽ phải chờ đợi lâu hơn nữa mới được sử dụng thế hệ TV cao cấp này.

Tiềm năng được hứa hẹn rất nhiều nhưng các “đại gia” có nguồn lực để tham gia thị trường TV OLED lại bị “quật ngã” bởi nền kinh tế suy thoái. Vì thế, chưa thể biết được đến lúc nào TV thế hệ này sẽ thay thế các công nghệ cũ là LCD và Plasma.

“Giá thành sản xuất TV OLED vẫn còn ở mức cao và chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa nếu như không có “đại gia” nào chấp nhận rủi ro để sản xuất với quy mô lớn”, Paul Gagnon, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường TV DisplaySearch, giải thích. “Việc đầu tư rủi ro vào công nghệ mới không hấp dẫn các nhà sản xuất trong thời điểm này”.

Samsung, Sony, LG Electronics, Toshiba, và Panasonic đều đã lên tiếng hứa hẹn sẽ sản xuất TV OLED. Mặc dù vậy, cho đến lúc này, mới chỉ có Sony thực hiện lời hứa. Tuy nhiên, Sony XEL-1 OLED TV vừa nhỏ hơn hầu hết các TV hiện nay trên thị trường cộng với giá thành quá đắt, thế nên, sản phẩm không phải có cơ hội “thăng hoa” trong nền kinh tế suy thoái.

Các nhà sản xuất khác hiện mới chỉ có các sản phẩm mẫu để trưng bày.

Hy vọng ngày càng mong manh

Giới phân tích vẫn hy vọng Samsung và Sony sẽ trình làng TV OLED cỡ lớn hơn trong năm nay. Nếu khả năng này thành hiện thực thì hai “đại gia” này sẽ trình diễn sản phẩm mới tại triển lãm CES diễn ra vào tháng 1/2010 nhằm khuấy động thị trường còn đang thời kỳ trứng nước này.

Thực tế thì màn hình OLED hoàn toàn không khó để sản xuất. Có rất nhiều thiết bị hỗ trợ dạng màn hình này, song, hầu hết là các thiết bị cỡ nhỏ, như điện thoại, GPS, và máy nghe nhạc di động.

Một sự thực hiển nhiên chính các nhà sản xuất có ý định tham gia thị trường này cũng nhận thấy, chính là dòng màn hình cỡ nhỏ không gây khó khăn gì với họ. Tuy nhiên, để chế tạo ra các màn hình cỡ lớn để dùng trong laptop và TV là cả một vấn đề. Hiện mới chỉ có vài hãng có tiềm lực đầu tư xây các xưởng sản xuất tấm nền panel, trong đó có Samsung, Sony, Sharp, LG, và Panasonic. Những khó khăn trong việc kinh doanh TV Plasma –-được dự báo sẽ sớm khai tử - đã khiến Panasonic hoãn kế hoạch sản xuất TV OLED. Trong khi đó, Toshiba là hãng đã giới thiệu TV OLED mẫu cỡ lớn từ đầu năm 2007 nhưng sau đó vài tháng thì lên tiếng cho biết sẽ chờ đợi đến khi công nghệ OLED khởi sắc mới gia nhập.

Sản xuất tốn kém, tuổi thọ

Rào cản khiến các sản phẩm mẫu chưa thể trở thành hiện thực chính là làm sao để có thể sản xuất chúng ở một mức giá chấp nhận được. Đây cũng là điều mà các nhà sản xuất đang trăn trở.

Hiện tại, giá thành sản xuất TV OLED đắt gấp đôi so với LCD. Trong khi dây chuyền sản xuất OLED chỉ “sản sinh” được một số lượng ít nhất định với sản lượng khoảng 1 triệu chiếc/tháng thì các nhà sản xuất xuất LCD có thể tuôn ra hàng chục triệu, trăm triệu chiếc. Nếu quy trình sản xuất OLED chưa đạt được khối lượn lớn thì chắc chắn, giá thành sẽ vẫn ở mức cao ngất ngưởng.

Sony vừa cho biết hãng đã rót 243 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất TV OLED. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào tháng 3/2010.

Kể từ khi OLED xuất hiện, đã có rất nhiều câu hỏi về tuổi thọ của nó. Đây cũng là một thách thức mà công nghệ mới này đang phải đối mặt.

Thứ Tư, 18/02/2009 10:22
31 👨 242
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp