Để tiếp cận tìm hiểu Systrom trong thời điểm này không hề dễ. Nhưng những đoạn đối thoại hỏi đáp dưới đây sẽ phần nào giải đáp về Instagram cũng như chàng doanh nhân mê nhiếp ảnh này.
Chàng trai 28 tuổi này là đồng sáng lập và là CEO của công ty Instagram, doanh nghiệp mới được Facebook mua lại với giá lên tới 1 tỷ USD. Các báo cáo đã chỉ ra rằng Systrom đã thu về 400 triệu USD từ thương vụ này. Instagram là một ứng dụng phần mềm trong việc chia sẻ hình ành, được khởi phát cách đây vài năm và hiện đã có 30 triệu người sử dụng.
Những phóng viên của tờ Business Insider muốn tìm hiểu thêm thông tin từ Systrom về thương vụ đình đám này, cũng như hiện anh ta đang ở đâu và kế hoạch sắp tới là gì. Nhưng họ không thể liên lạc.
Facebook dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng tới, và điều đó có nghĩa là các thành viên lãnh đạo (giờ đây bao gồm cả Systrom) bị buộc phải tôn trọng "luật im lặng" của SEC (Uỷ ban chứng khoán Mỹ) trong thời gian này.
Nhưng may mắn thanh, Systrom không chỉ là một CEO thành công được biết tới rộng rãi mà anh ta còn là một "con nghiện" của mạng xã hội Quora. Systrom đã trả lời hơn 50 câu hỏi trên website này và cũng từng thực hiện 1 buổi phỏng vấn với phóng viên Matt Rosoff của Business Insider vào mùa thu năm ngoái.
Dưới đây là những câu hỏi và câu trả lời được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để biên soạn nên 1 bài Q&A với nhà triệu phú mới nhất của thung lũng Silicon.
- Anh bắt đầu với công việc code (mã hoá) như thế nào?
Trong thời cấp 3, tôi được miễn trừ những quy định đối với môn ngoại ngữ nên tôi có thể tham gia một vài lớp học về công nghệ máy tính. Lớp học đầu tiên tôi chọn là về lập trình Pascal, và sau đó là C++. Bên cạnh đó, tôi cũng bắt đầu tập làm quen với MySQL và PHP, nhưng chưa từng làm điều gì thật sự to tát cả.
Trong năm đầu đại học tại Stanford, tôi học thực sự không tốt lắm. Xung quanh tôi toàn những cá nhân thông minh xuất chúng và tôi nghĩ rằng có lẽ mình hợp hơn với những thứ như kinh doanh. Giờ nhìn lại, tôi uớc gì mình vẫn kiên trì bám theo suy nghĩ đó. Tôi phát hiện ra rằng chẳng có lớp đại học nào trang bị cho bạn kiến thức để khởi nghiệp cả - bạn chỉ có thể học nếu tự tay làm việc đó.
Tôi từng thực tập tại Odeo cũng như có một thời gian ngắn làm marketing cho Google. Chỉ tới khi tôi sang Nextstop, tôi mới thực sự chuyển từ sở thích cá nhân sang viết những đoạn code có thể đi vào sản xuất. Bài học tôi rút ra được đó là:
a) Đừng sớm đầu hàng với những điều bạn thực sự yêu thích.
b) 99% những gì tôi học được để làm việc, xuất phát từ chính công việc hàng ngày tôi làm, chứ không từ những gì tôi học ở trường lớp.
- Vào thời điểm nào trong quá trình phát triển sản phẩm của Instagram, các bức ảnh được mặc định đặt trong khung vuông?
Ngay từ những ngày đầu. Chúng tôi nhận ra rằng nếu chúng tôi định làm về mảng ảnh chụp thì chúng tôi phải có gì đó khác biệt và cá tính. Ảnh vuông đã thực sự làm được điều đó và tạo ra những tấm ảnh này cũng không quá phức tạp.
- Anh bao nhiêu tuổi?
Tôi sinh ngày 30 tháng 12 năm 1983
- Anh có code cho chính Instagram không?
Có. Tôi vẫn thường code cho những công đoạn cuối của sản phẩm.
- Cái tên Instagram xuất hiện thế nào?
Chúng tôi đã bỏ ra hàng tuần tìm kiếm những từ có thể kết hợp yếu tố "ngay tại đây, ngay bây giờ" (tiền tố Insta-) với ý tưởng ghi lại những khoảnh khắc trong cuộc sống. (hậu tố -gram).
Chúng tôi cũng muốn một thứ gì đó khá độc đáo và riêng biệt. Chúng tôi có rất nhiều những cái tên được xem xét nhưng có quá nhiều những ứng dụng hiện nay có tên tương tự. Một yếu tố khác đó là việc liệu một ai đó có thể đọc và đánh vần cái tên công ty bạn dễ dàng được không?
- Có bao nhiêu người phát triển cho ứng dụng Instagram nguyên gốc?
Chỉ có 2 người.
- Anh giải thích sao khi ứng dụng này phát triển mau lẹ đến vậy?
Chúng tôi đã dựa trên hành động cơ bản của mọi người trên thế giới, chụp ảnh và ẩn dấu những điều có ý nghĩa đằng sau những bức ảnh đó. Và ngay lập tức, những người bạn của họ sẽ được chiêm ngưỡng những tấm ảnh này. Chúng tôi cũng khiến các bức ảnh trở nên đẹp hơn. Thực sự là, chúng tôi chỉ hướng mọi người chuyển từ hành vi chụp ảnh đơn thuần phổ biến sang sử dụng Instagram. Một công việc không tốn quá nhiều công sức.
Nhưng sau đó, được khuyến khích bởi việc tạo ra những bức ảnh đẹp, mọi người lại chụp ảnh nhiều hơn bình thường, và đó lại là lý do để mọi người tiếp tục chia sẻ.
Có nhiều người muốn tìm hiểu xem cứ cuối tuần, tôi gửi bao nhiêu email cho người sử dụng để thuyết phục họ quay lại. Thực tế là nếu bạn tạo nên thứ gì đó hữu dụng, họ sẽ tự động quay về. Và đương nhiên, bạn cũng nên thực hiện việc gửi email để hỗ trợ thêm, nhưng tôi chẳng nhớ nổi lần gần nhất nhận được bức thư từ Google với câu nói "Này, lâu lắm không thấy bạn quay lại website của chúng tôi" là khi nào.
Chúng tôi không bao giờ sử dụng những mánh lới marketing rẻ tiền. Sản phẩm tuyệt vời sẽ tự bán chính nó.
- Hình như anh cũng có ý muốn chuyển đổi từ ảnh sang video?
Gần đây, tôi đã đề cập tới vấn đề này khá nhiều, bời vì tôi không muốn mọi người bó buộc với ý tưởng Instagram chỉ là một công ty chuyên về chia sẻ ảnh. Instagram thực chất được phát triển theo định hướng là một công ty truyền thông, hay chính xác hơn là truyền thông trực quan. Chúng tôi dựa trên nền tảng giải trí công nghệ trực quan để xây dựng những mạng lưới kết nối thông tin.
Tôi không nghĩ rằng mọi thứ chỉ dừng lại ở chia sẻ ảnh. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi không tạo cho người dùng tính năng upload ảnh lên Web dưới dạng album. Dù điều này thực sự thú vị với mọi người nhưng chúng tôi sẽ tự mặc định cho bản thân chỉ là một hệ thống kho chứa ảnh đơn thuần.
- Anh có phải là một nhiếp ảnh gia?
(Cười) Tôi vốn là một nhiếp ảnh trước khi trở thành một lập trình viên. Nhưng thời cấp 3, tôi đã để sở thích này làm tiêu tan nhiều cơ hội trong việc tìm hiểu sâu hơn về công nghệ máy tính. Vì một vài lý do, khi vào đại học, tôi quyết định rằng sẽ không chú tâm vào máy tính nữa. Nhưng tôi vẫn luôn đam mê nhiếp ảnh, trong các căn phòng tối tráng phim cũng như công nghệ ảnh số.
Nếu bạn lên trang Flickr của tôi, bạn sẽ thấy những tấm hình "na ná" ảnh trên Instagram, từ khoảng năm 2007. Tôi luôn tự chụp ảnh, cắt chúng thành hình vuông, xử lý qua các bộ lọc trên Photoshop. Chúng tôi thực chất chỉ đảo các công nghệ bộ lọc cũng như thêm vào một vài chức năng cũng như yếu tố xã hội, và giờ đây, nó đã phát triển ngoài sức tưởng tượng......