Cách dùng internet an toàn theo chuyên gia bảo mật Dương Ngọc Thái

Trong thời đại công nghệ, đời sống và công việc của chúng ta gắn liền với mạng internet. Vì vậy, làm thế nào để sử dụng internet an toàn, giảm thiểu những thiệt hại?

Câu trả lời được anh Dương Ngọc Thái, một hacker danh tiếng hiện đang làm chuyên gia bảo mật của Google, giải đáp qua podcast VietBay Sharing mới đây. Trong video, anh Thái cùng anh Trương Nguyễn Hữu Huân, nhà phát triển phần mềm của Tesla và anh Phương một chuyên gia bảo mật khác, đã chia sẻ khá chi tiết về an toàn thông tin, bảo mật và cách sử dụng internet sao cho an toàn.

Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số chia sẻ đáng chú ý của anh Thái.

Các phòng chống ransomware (mã độc tống tiền)

Theo anh Thái, để chống ransomware doanh nghiệp hoặc người dùng nên sao lưu dữ liệu thương xuyên ra ổ cứng rời hoặc dịch vụ đám mây. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng như người dùng nên có các phương án phục hỗi dữ liệu. Thường xuyên cập nhật phần mềm mới nhất và không cài phần mềm không rõ nguồn gốc.

Nếu bị nhiễm ransomware, anh Thái khuyên mọi người không nên trả tiền để chuộc lại dữ liệu. Không trả tiền cho các công ty môi giới dịch vụ lấy lại dữ liệu. Thay vào đó, bạn nên phục hồi lại hệ thống bằng cách cài đặt bản sao lưu sạch. Tìm hiểu nguyên nhân bị nhiễm để phòng ngừa.

Cách dùng internet an toàn theo chuyên gia bảo mật Dương Ngọc Thái
Cách dùng internet an toàn theo chuyên gia bảo mật Dương Ngọc Thái

Những nguyên nhân khiến bạn bị hack

Anh Thái chia sẻ rằng có 10 nguyên nhân khiến bạn bị hack. Cụ thể:

  • Password Phishing: Lừa người dùng nhấp vào link web giả mạo để nhập tài khoản, mật khẩu
  • OAuth phishing: Lừa người dùng nhấp vào link sau đó nhấn đồng ý để đánh cắp thông tin
  • Spear phishing: Gửi email lừa đảo với file đính kèm chứa virus
  • Người dùng sử dụng một mật khẩu cho mọi dịch vụ, ứng dụng, 1 trong số đó bị hack thì tất cả đều bị ảnh hưởng
  • Đặt mật khẩu dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, tên tuổi, địa chỉ...
  • Sử dụng phần mềm lỗi thời, không cập nhật
  • Sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc
  • Bị trộm/cướp mất máy tính, điện thoại
  • Đem điện thoại, máy tính, ổ cứng đi bán, đi sửa nhưng không xóa hoặc mã hóa dữ liệu quan trọng
  • Lỗ hổng phần mềm

Các công cụ liên lạc an toàn

Trong buổi nói chuyện, anh Thái đã chia sẻ về những công cụ liên lạc an toàn nhất hiện tại. Dưới đây là danh sách những công cụ mà anh Thái tin tưởng, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:

  1. Theo anh Thái, nếu có điều kiện thì an toàn nhất vẫn là gặp mặt trực tiếp để nói chuyện với nhau ở một nơi kín đáo, riêng tư
  2. Nếu không thể gặp mặt, bạn có thể sử dụng ứng dụng Signal, Wickr, Wire bởi vì chúng có tính năng tự xóa tin nhắn và mã hóa đầu cuối
  3. Các công cụ liên lạc có mã hóa đầu cuối nhưng không tự xóa tin nhắn gồm WhatsApp, iMessage, Threema cũng có thể dùng được
  4. Cuối cùng là các công cụ gọi điện mã hóa đầu cuối gồm FaceTime, Google Duo. Signal cũng có thể được dùng để gọi điện một cách an toàn nhưng chất lượng dịch vụ không tốt.

Các ứng dụng văn phòng và trình duyệt

Về ứng dụng văn phòng, anh Thái khuyên mọi người nên dùng bộ sản phẩm của Google như Docs, Sheets... Các ứng dụng nên gỡ bỏ khỏi máy tính để đảm bảo an toàn gồm bộ sản phẩm Microsoft Ofice và Adobe PDF Reader. Anh Phương cũng đồng ý với anh Thái rằng Office và Adobe PDF Reader có rất nhiều lỗ hổng nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, anh Thái khuyên mọi người nên tập thói quen gửi link tới tài liệu trên Google Driver thay vì đính kèm file. Ngoài ra, khi nhận được file đính kèm, hãy nhấn vào nút "Save To Drive" để đọc file một cách an toàn.

Về trình duyệt, anh thái khuyến khích mọi người dùng Google Chrome. Bản thân anh Thái là người làm việc trực tiếp cho các dự án bảo mật của Google nên anh đảm bảo Chrome khó hack hơn các trình duyệt khác. Bên cạnh đó, bạn nên dùng chế độ ẩn danh trên Chrome và tránh cài các Extension.

Những điều không nên làm trên smartphone

Để truy cập internet an toàn trên smartphone, anh Thái khuyên mọi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Không jailbreak iPhone (không root với Android)
  • Không cài phần mềm chùa
  • Chỉ cài phần mềm từ App Store (hoặc Google Play Store)

Có cần sử dụng phần mềm diệt virus không?

Chuyên gia bảo mật Dương Ngọc Thái cho rằng chúng ta không cần dùng phần mềm diệt virus trên máy tính như Chromebook, MacBook, smartphone Android và iPhone. Trong khi đó, máy tính Windows chỉ cần dùng phần mềm Microsoft Defender được cài sẵn là đủ.

Bạn có thể nghe toàn bộ cuộc trò chuyện về cách truy cập internet an toàn của anh Thái trong video dưới đây:

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm thông tin về anh Dương Ngọc Thái:

Thứ Sáu, 25/09/2020 13:41
52 👨 7.653
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tấn công mạng