Các tuỳ chọn tối thiểu cho người soạn thảo văn bản

Làm việc với chương trình soạn thảo văn bản mà không có một trình xử lý văn bản chuyên dụng thì thật bất tiện. Bạn có thể tự tạo ra cho mình một trình xử lý đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa. Việc này không quá khó, chỉ cần bạn có quyền thiết lập các tuỳ chọn với một trình soạn thảo văn bản, tiện ích txt2tags và phần mềm kiểm tra lỗi Aspell.

Vì sao bạn muốn kết xuất trình xử lý văn bản của bạn? Có một số lý do sau:

Dễ làm: với một trình soạn thảo văn bản, chẳng có gì khiến bạn sao nhãng được công việc. Không công cụ ngữ cảnh, không vô số tuỳ chọn, không loại trừ nhầm lẫn, chỉ có bạn, màn hình soạn thảo trống và trỏ chuột nhấp nháy.

Tập trung vào cái mà bạn viết chứ không phải bạn viết thế nào: OpenOffice.org Writer là một trình xử lý văn bản tuyệt vời. Nhưng liệu nó có làm cho công việc của bạn thực sự trở nên vớ vẩn với các kiểu văn bản, định dạng trang, sắp đặt bảng, thiết lập hình ảnh, v.v… Dùng các chức năng phù hợp bạn có thể tập trung vào việc viết thực sự chứ không cần bận tâm xem định dạng nó như thế nào.

Tương thích: Kết quả của chương trình là một file văn bản không hề có định dạng gì. Bạn sẽ không phải lo lắng xem liệu chương trình của bạn có thể mở được trong Word không, hay liệu đoạn văn bản có bị trả lại định dạng ban đầu khi mở bằng một số chương trình soạn thảo khác không.

Lựa chọn trình soạn thảo đơn giản có thể rất dễ dàng cho bạn, nhưng nếu bạn muốn có thêm nhiều tính năng khác mạnh hơn nữa thì sao? Vim là một trình soạn thảo khá phổ biến mặc dầu nó còn có điểm không hợp lý, đó là khi bạn am hiểu về nó rồi thì phần hoạt động sẽ bị giới hạn. Nếu bạn đang háo hức muốn dùng Vim ngay bây giờ, trước hết hãy sử dụng câu lệnh vimtutor để biết một số điểm cơ bản khi bắt đầu với Vim. Phần hướng dẫn này cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần chủ yếu trong trình soạn thảo. Cũng có một vài cheatsheet hữu íchthẻ tham chiếu đến Web giúp bạn giữ các tab trong màn hình điều khiển cũng như trong tuỳ chọn của Vim. Vim có thể dùng trên nền Linux, Windows và Mac OS X.

Nếu bạn không thích dùng Vim thì bạn có thể dùng chương trình gVim. Chương trình này bao gồm một giao diện đồ hoạ, các menu và các nút, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi thao tác. Có hai câu lệnh rất hữu ích: “lbr!” cho phép các dòng gói gọn thành từ, giúp quản lý văn bản dễ dàng hơn; “:set mouse” thì cho phép sử dụng chuột

Tiện ích txt2tags

Mặc dù Vim đưa ra một số chức năng hiệu chỉnh văn bản mạnh nhưng có thể bạn vẫn cần một số hàm định dạng cơ bản, cũng như cách xuất file văn bản hoàn chỉnh theo một số kiểu định dạng khác. Khi đó bạn cần dùng tiện ích txt2tags. Txt2tags là chương trình có thể chuyển một file text thành một vài kiểu định dạng khác như HTML, XHTML, SGML, LaTeX… Quan trọng hơn, txt2tags hỗ trợ một số phương thức đánh dấu cơ bản và các tuỳ chọn cấu hình khác, cho phép bạn định dạng lại file text và thực hiện một số chức năng thông minh khác. Chức năng đánh dấu của txt2tags tương tự với wiki, nhưng nó dễ dùng hơn. Mặc dù danh sách thẻ đánh dấu trong txt2tags không lớn như trong một wiki trung bình, nhưng nó vẫn có hầu hết các thành phần hay được sử dụng nhất, như: các tiêu đề, danh sách, liên kết, hình ảnh, bảng và chức năng căn chỉnh sửa (làm đậm, nghiêng, gạch dưới, v.v…).

Txt2tags cũng cho phép bạn thực hiện một số chức năng nâng cao. Ví dụ, bạn có thể dùng các marco trong file văn bản; thêm dòng %%TOC vào đầu văn bản để tạo mục lục trong file output.

Câu lệnh “%” được dùng để bao hàm các file văn bản khác bên trong file hiện tại; cho phép bạn chia một đoạn văn bản dài thành một vài file con và hợp nhất chúng lại trong một “master” chính xác như trong OpenOffice Writer.

Một tiện ích khác của txt2tags là khả năng mô tả bộ lọc tìm kiếm và thay thế. Giả sử bạn đang làm việc trên văn bản có các liên kết báo trực tuyến. Nếu đường dẫn URL của bài báo thay đổi, bạn phải điều chỉnh lại tất cả liên kết trong văn bản. Với txt2tags bạn có thể mổ tả bộ lọc tìm kiếm và thay thế, chẳng hạn như: %!preproc: URL_ARTICLE “http://linktothearticle”. Sau đó thay vì tự viết lại các liên kết, bạn dùng bộ lọc URL_ARTICLE. Nếu đường dẫn URL thay đổi bạn chỉ phải điều chỉnh lại kết nối một lần trong phần định nghĩa của bộ lọc và txt2tags sẽ thực hiện nốt phần còn lại. Website của txt2tags còn cung cấp các văn bản mở rộng, giới thiệu các thành phần và tuỳ chọn thông minh khác.

Txt2tags được viết trên nền Python nhưng cũng tương thích trên các platform khác. Nhiều phân phối chủ yếu của Linux có txt2tags trong khu lưu trữ phần mềm. Vì thế phần mềm có thể dễ dàng được cài đặt, sử dụng bộ quản lý gói của distro (ví dụ Synaptic của Ubuntu và Adept của Kanotix). Nếu bạn thích dùng phiên bản gần đây nhất của txt2tags bạn có thể tải cả nguồn. Do txt2tags là một Python script nên bạn không cần phải cài đặt hay biên dịch gì cả. Đơn giản chạy nó, sử dụng câu lệnh “python txt2tags” (cung cấp nền Python trên máy của bạn).

Nhiều trình soạn thảo văn bản trong đó có Vim hỗ trợ cú pháp highlighting. Tại website của txt2tags bạn có thể tải các file cú pháp trong các trình soạn thảo khác nhau. Để cài đặt và sử dụng cú pháp highlighting trong Vim, bạn download file “txt2tags.vim” về, chuyển vào thư mục “~/.vim/syntax” (có thể bạn cần tạo thư mục này nếu nó không tồn tại); sau đó thực hiện các lệnh “:syntax enable” và “:set syntax=txt2tags”. Phần trợ giúp của Vim cung cấp bản mô tả chi tiết hướng dẫn cài đặt và thực thi file cú pháp như thế nào (dùng câu lệnh “:help mysyntaxfile”).

Để tiến hành định dạng các file văn bản, khởi chạy txt2tags bằng câu lệnh “txt2tags”. Hầu hết tuỳ chọn của txt2tags đều rõ ràng. Bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thiết lập cấu hình và sử dụng chúng.

Aspell

Chức năng kiểm tra chính tả là tiện ích không thể thiếu được với bất kỳ người soạn thảo văn bản nào. Hầu hết các phân phối của Linux sử dụng Aspell, một tiện ích kiểm tra theo dòng lệnh. Aspell rất dễ sử dụng. Câu lệnh “aspell check filename” thực hiện kiểm tra chính tả trên các file chỉ định, sử dụng thư viện mặc định. Tất nhiên Aspell có thể sử dụng các tuỳ chọn khác. Ví dụ nếu bạn muốn kiểm tra lỗi chính tả một đoạn văn bản tiếng Đức, bạn có thể dùng câu lệnh “aspell check –d de_DE filename”. Dùng trong Windows? Chẳng có vấn đề gì cả. Aspell cũng tương thích trên nền Windows.

Các tiện ích hữu ích khác

Mỗi người soạn thảo đều có cho mình các tuỳ chọn riêng. Nhưng ít nhất hai tiện ích sau người nào cũng dùng. Đó là “wc”, một tuỳ chọn nhỏ có chức năng đếm các dòng, các từ và ký tự trong file văn bản đựơc mô tả. Chỉ dùng câu lệnh “wc filename” để xem dòng, từ và số byte trong file. Để xem được số ký tự bạn có thể dùng câu lệnh “-c option: wc –c filename”. Bạn cũng có thể dùng tiện ích này bên trong Vim. Khi đó bạn chỉ cần nhập câu lệnh: “!wc filename” trong cửa sổ lệnh Command.

Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực là điều cần thiết giúp bạn không gặp phải vấn đề gì khi soạn thảo văn bản, cho dù bạn đang viết các sách kỹ thuật hay là truyện khoa học viễn tưởng. WorldNet là một ngôn ngữ “phải có” (must-have) dùng được cho bất kỳ người soạn thảo nào. Các khả năng của WorldNet xứng đáng có một bài báo riêng về chúng. Hãy đọc kỹ các tài liệu kèm theo để có được tuỳ chọn tốt nhất. WordNet tương thích trên hầu hết các platform chủ yếu. Bạn có thể chạy nó bên trong Vim, sử dụng câu lệnh “!wn word” (hoặc “!wnb work” nếu bạn thích dùng WordNet browser hơn) word là từ bạn muốn tìm.

Nếu bạn đang sử dụng OpenOffice hay bất kỳ trình xử lý văn bản đồ hoạ nào khác, việc chuyển sang các tuỳ chọn text - based (dựa trên văn bản) có thể gây ra chút xáo trộn. Nhưng học cách làm việc với “Text way”, bạn sẽ không bao giờ phải hối hận.

Thứ Ba, 29/08/2006 15:20
31 👨 461
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp