Các tiện ích “khám bệnh” PC
Một máy tính được gọi là “khỏe mạnh” không chỉ bởi nó có các bộ phần mềm được cài đặt tốt, chạy ổn định mà còn bởi các linh kiện phần cứng bên trong máy có hoạt động tốt hay không. Tuy nhiên, đụng đến phần cứng, hay đơn giản chỉ là vào tinh chỉnh CMOS cũng không phải là chuyện dễ dàng với đa số người dùng. Dù đã an tâm với HĐH, phần mềm của mình, nhưng đôi khi bạn cũng nên quan tâm đến những thông số bình thường khác của máy tính như nhiệt độ mainboard, CPU, công suất bộ vi xử lý, … nhằm có thể biết được tình trạng của chiếc PC mà mình đang sử dụng. Bài viết xin giới thiệu 3 phần mềm nhỏ gọn, giúp bạn có thể “khám bệnh” chiếc PC của mình một cách dễ dàng. Motherboard Monitor v5.3 Một máy PC có nhiệt độ CPU ở mức cao quả là không tốt chút nào. Nó làm cho máy chạy không ổn định, hay đôi khi khiến CPU của bạn bị hỏng do nhiệt độ quá cao. Tiện ích nhỏ gọn này có thể giúp bạn biết được nhiệt độ của CPU, tốc độ quạt làm mát… bằng cách đọc dữ liệu từ BIOS, hiển thị nó trong khay hệ thống và thông báo cho bạn khi máy tính gặp vấn đề. Đồng thời phần mềm này còn giúp bạn quản lý các tài nguyên khác của hệ thống, báo cho bạn biết khi máy tính trở nên quá nóng, hoặc khi bạn có email mới. Nó còn có thể giúp bạn dừng hoạt động của CPU khi nó có nhiệt độ quá cao và khiến nó làm việc trở lại khi nhiệt độ trở nên bình thường. Download tại đây miễn phí tại đây. CPU Stability Test Đôi lúc bạn muốn thử xem PC của bạn “dẻo dai” đến mức như thế nào. Hãy thử dùng CPU Stability Test, một chương trình benchmark có khả năng thử nghiệm máy tính của bạn ở cường độ hoạt động cao nhất có thể. Tiện ích này sẽ kiểm tra CPU, đĩa cứng, RAM, cache và mainboard bằng cách chạy đồng thời nhiều tác vụ kiểm tra. Đặc biệt, nó còn có thể hỗ trợ các máy tính có nhiều hơn 1 CPU, cũng như báo cho bạn biết khi hệ thống gặp lỗi trong quá trình kiểm tra. Download miễn phí tại đây. Intel Chipset Identification Utility Bạn muốn tiến hành nâng cấp hay khắc phục sự cố máy tính của mình, hay đơn giản hơn là bạn chỉ muốn biết CPU mà mình đang sử dụng là thuộc loại gì. Tiện ích Intel Chipset Identification sẽ giúp bạn làm điều đó. Nó cung cấp cho bạn các thông số chính xác của loại CPU Intel trong máy, cho bạn biết liệu rằng CPU đã chạy đúng với tốc độ xung mà nhà sản xuất hỗ trợ hay không, và liệu nó đã bị overclock (ép xung) hay chưa? Download miễn phí tại đây. P.B. (Theo PcWorld
754
Bạn nên đọc
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách kiểm tra lịch sử giao dịch VPBank nhanh nhất
Hôm qua -
Những câu nói hay về sự ghen ăn tức ở, đố kỵ của con người
Hôm qua -
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua -
Cách tạo shortcut trang web trên màn hình Windows
Hôm qua -
Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay và ngắn gọn
Hôm qua -
Cách xem video YouTube giới hạn độ tuổi mà không cần đăng nhập
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4 -
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua -
Code Đại Bang Chủ, giftcode Đại Bang Chủ event mới nhất
Hôm qua -
Kiểm tra tốc độ Internet, mạng Wifi FPT, VNPT, Viettel không cần phần mềm
Hôm qua