Quản trị mạng - AMD 890FX là chipset cao cấp mới cho các bộ vi xử lý AMD và ASRock Deluxe3 là một bo mạch chủ dựa trên chipset mới này. Bo mạch chủ này mang đến các tính năng tuyệt vời với ba khe cắm PCI Express x16, tám cổng SATA-600, bốn cổng USB 3.0, tụ điện rắn, tiện ích mở khóa lõi và nhiều hơn nữa.
Chipset cao cấp mới này cao cấp là một giải pháp hai-chip. Tính năng chính của chip cầu bắc là sự hiện diện của 42 làn PCI Express x1 - gần như gấp đôi so với chipset AMD 890GX (với 22 làn) – điều này cho phép tạo ra một cấu hình khe cắm mở rộng cao cấp mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần tiếp theo. Chip cầu nam SB850 được sử dụng trên chipset này là cùng loại với chip cầu nam được sử dụng trên chipset AMD 890GX. Tính năng chính của chip cầu nam này là việc hỗ trợ cho sáu cổng SATA-600 (còn gọi là “SATA 6G”), do đó, bo mạch chủ ASRock 890FX Deluxe3 không cần đến một chip bên ngoài để hỗ trợ tính năng này, và chắc chắn AMD 890FX và 890GX sẽ làm cho chuẩn SATA mới trở thành chủ đạo. Trong hình 1 bạn có thể có một cái nhìn tổng thể về ASRock 890FX Deluxe3.
Hình 1: Bo mạch chủ ASRock 890FX Deluxe3
Các khe cắm mở rộng
Như đã đề cập, chipset AMD 890FX có 42 làn PCI Express x1 được điều khiển bởi 11 engine trong khi chipset AMD 890GX chỉ có 22 làn được điều khiển bởi 8 engine. Điều này cho phép chipset cung cấp một cấu hình khe cắm cao cấp.
Trên bo mạch chủ 890FX Deluxe3 ASRock đã quyết định tổ chức các là PCI Express như sau: khe PCI Express x16 đầu tiên (màu xanh) luôn luôn làm việc tại x16 không phụ thuộc vào việc có bao nhiêu card video được cài đặt; khe PCI Express x16 thứ hai (màu xanh) luôn luôn làm việc tại x16; và khe PCI Express x16 thứ ba (màu trắng) luôn luôn làm việc tại x4.
Điều quan trọng cần chú ý là các bo mạch chủ của các nhà sản xuất khác nhau có thể sử dụng các cấu hình khe cắm khác nhau. Với 42 làn PCI Express x1 có sẵn, ví dụ, có thể thiết kế bốn khe cắm PCI Express x16 làm việc tại x8 cùng một lúc.
ASRock đã thực hiện một việc tốt bằng cách sử dụng màu sắc khác nhau để xác định tốc độ của các khe PCI Express x16. Vì vậy, nếu bạn muốn cài đặt hai card video hãy sử dụng hai khe cắm màu xanh lam để đạt được hiệu suất cao nhất.
Một điều tuyệt vời mà ASRock đã thực hiện là cung cấp không gian đủ rộng giữa các khe. Điều này có nghĩa bạn sẽ không gặp bất kỳ sự cố nào khi cài đặt hai card video dual-slot trên bo mạch chủ này (trong trường hợp này các card video đầu tiên sẽ chiếm một trong các khe PCI Express x1 và card video thứ hai sẽ chiếm một trong các khe PCI tiêu chuẩn). Bạn chỉ có thể cài đặt một card video dual-slot thứ ba nếu bạn có một case với ít nhất tám khe cắm (các case ATX thông thường chỉ có bảy), và thậm chí sau đó bạn sẽ có thể mất đi hai cổng SATA-600, một trong những Header USB, cổng ổ mềm, các nút nguồn và reset và mà hình hiển thị các chuẩn đoán POST.
Tất nhiên bo mạch chủ này hỗ trợ công nghệ CrossFireX nhưng không phải để SLI. Tuy nhiên sản phẩm này không đi kèm với cầu CrossFireX.
Bo mạch chủ 890FX Deluxe3 cũng có hai khe cắm PCI Express x1 và hai khe cắm PCI tiêu chuẩn.
Hình 2: Các khe cắm
Hỗ trợ bộ nhớ
Các bộ vi xử lý AMD đều có một điều khiển RAM nhúng, có nghĩa bộ điều khiển RAM nằm trên bộ vi xử lý chứ không phải nằm trên chipset – điều này xác định công nghệ bộ nhớ và dung lượng bộ nhớ tối đa có thể có. Bo mạch chủ này, tuy nhiên, vẫn có một giới hạn về dung lượng bộ nhớ mà bạn có thể cài đặt.
Tại thời điểm hiện nay, bộ điều khiển RAM tích hợp trên các bộ vi xử lý socket AM3 chỉ hỗ trợ các bộ nhớ RAM DDR3 tới 1333 MHz theo kiến trúc kênh đôi, tuy nhiên ASRock nói rằng 890FX Deluxe3 có thể hỗ trợ các bộ nhớ RAM DDR3 đến 1600 MHz thông qua việc ép xung. Bo mạch chủ này có bốn khe cắm RAM DDR3 và hiện nay mỗi thanh RAM DDR3 có dung lượng tối đa lên đến 4 GB vì vậy bạn có thể cài đặt đến 16 GB RAM với bo mạch chủ này.
Các khe cắm RAM thứ nhất và thứ hai có màu trắng, trong khi các khe thứ ba và thứ tư có màu xanh lam. Để đạt được hiệu suất tối đa bạn nên cài đặt hai hoặc bốn thanh RAM để kích hoạt tính năng kiến trúc dual-channel. Khi chỉ có hai thanh RAM, bạn nên lắp chúng trên các khe cắm cùng màu để kích hoạt tính năng này.
Hình 3: Các mô đun nhớ. Cài đặt hai hoặc bốn mô đun để có hiệu suất tốt nhất
Các cổng ngoại vi
Như đã nói ở trên, chipset AMD 890FX là một giải pháp dual-chip bằng cách sử dụng chip cầu nam SB850. Chip cầu nam này hỗ trợ sáu cổng SATA-600 (với RAID 0, 1, 5 và 10). Không chỉ có thế ASRock còn bổ sung thêm hai cổng SATA-600 (được điều khiển bởi một chip Marvell 88SE9128 và hỗ trợ RAID 0 và 1), nâng số cổng lên tám cổng SATA-600.
Các cổng SATA-600 được điều khiển bởi chipset này được xoay đi 900 và đặt trên mép ngoài của bo mạch chủ vì vậy các card video sẽ không ảnh hưởng đến chúng như bạn nhìn thấy trên hình 4. Bo mạch chủ này có một cổng ATA-133 được điều khiển bởi một chip VIA VT6330 (chip này cũng là bộ điều khiển FireWire), cổng ATA này được đặt xoay trên mép ngoài của bo mạch chủ. Hai cổng eSATA-600 được đặt trên cạnh bo mạch chủ gần khe PCI Express x16 như trên hình 5.
Hình 4: Hiển thị chuẩn đoán POST, các cổng SATA-600 và ATA-133
Hình 5: Các cổng Extra SATA-600
Bo mạch chủ này cũng có một cổng eSATA-600 trên panel phía sau của nó. Làm thế nào cổng này được kết nối với hệ thống vẫn là một bí ẩn bởi vì không có chip điều khiển phụ có sẵn cho cổng này và không còn cổng nào trên chip cầu nam hoặc trên chip Marvell 88SE9128 dành cho cổng eSATA này. Bo mạch chủ này có một bộ điều khiển ổ mềm được điều khiển bởi một chip Super I/O (Nuvoton NCT6775F).
Bo mạch chủ này có tám cổng USB 2.0, bốn hàn trên panel phía sau và bốn thông qua hai header nằm trên bo mạch chủ. Một điều rất thú vị mà ASRock đã làm được là đưa một trong những header USB 2.0 và FireWire gần với giắc nối nguồn chính tạo điều kiện cho việc kết nối cáp đến panel phía trước của case thuận tiện hơn.
Một trong những điểm nổi bật của 890FX Deluxe3 là sự hiện diện của bốn cổng USB 3.0. Thông thường các bo mạch chủ có tính năng USB 3.0 chỉ có hai cổng, do đó, bo mạch chủ này chắc chắn có một lợi thế lớn hơn các đối thủ cạnh tranh. Bốn cổng USB 3.0 được điều khiển bởi hai chip NEC μPD720200.
Bo mạch chủ này cung cấp hai cổng FireWire (IEEE 1394), một cổng kích thước tiêu chuẩn được đặt trên panel phía sau và một có thông qua một header trên bo mạch chủ. Hai cổng này được điều khiển bởi một chip VIA VT6330. Bo mạch chủ này không đi kèm với khung I/O để bạn có thể sử dụng cổng USB và FireWire mở rộng (có nghĩa nếu muốn sử dụng những cổng này bạn phải mua thêm khung I/O mở rộng).
Âm thanh 8 kênh được tạo ra bởi chipset này bằng cách sử dụng một codec VIA VT2020. Thật không may thành phần này không được liệt kê trên trang web của VIA, nhưng ít nhất trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm có nói rằng nó có tỷ số tín hiệu trên tạp âm lên đến 110 dB trên các đầu ra, đây là một con số số cấp chuyên nghiệp. 890FX Deluxe3 có cả đầu ra SPDIF cáp quang và cáp đồng trục và bạn có thể định tuyến âm thanh kỹ thuật số đến card video nếu bạn cần âm thanh kỹ thuật số trên đầu ra HDMI của nó bằng cách kết nối cáp chuyên dụng với header “HDMI_SPDIF1” có sẵn trên bo mạch chủ.
Các giắc âm thanh analog là độc lập, vì vậy bạn sẽ không phải bỏ đi các giắc “mic in” hoặc “line in” khi cài đặt một bộ loa 7.1 analog.
890FX Deluxe3 có một cổng Gigabit Ethernet được điều khiển bởi một chip Realtek RTL8111E, được kết nối với hệ thống bằng một làn PCI Express x1 và vì vậy sẽ không xảy ra bất cứ vấn đề xung đột nào.
Trong hình 6 bạn có thể thấy panel phía sau của bo mạch chủ: cổng bàn phím và chuột PS/2, công tắc CMOS, đầu ra SPDIF cáp đồng trục, đầu ra SPDIF cáp quang, bốn cổng USB 2.0 (màu đen và đỏ), một cổng Gigabit Ethernet, bốn cổng USB 3.0 (cổng màu xanh), một cổng FireWire, một cổng eSATA-600, và các đầu ra âm thanh analog 7.1 độc lập.
Hình 6: Panel phía sau của bo mạch chủ
Một số tính năng nhỏ khác như bạn thấy trong hình 4, bo mạch chủ này có một màn hình hiển thị chẩn đoán POST, cho phép bạn phát hiện vấn đề xảy ra với máy tính khi nó không khởi động được thông qua một bảng mã 2 chữ số.
Bo mạch chủ này cũng hỗ trợ một cổng nối tiếp thông qua một giắc cắm được gọi là “COM1”. Nó không đi kèm với khung I/O để sử dụng cổng nối tiếp này (có nghĩa muốn sử dụng bạn phải mua thêm ở bên ngoài). Bo mạch chủ này có một giao diện hồng ngoại thông qua giắc cắm “IR1”, cho phép cài đặt một bộ cảm biến hồng ngoại để máy tính của bạn để giao tiếp với các thiết bị hồng ngoại khác (ví dụ như bộ điều khiển từ xa).
Bo mạch chủ này cũng có các công tắc khởi động và reset ngay trên bo mạch chủ, các công tắc này khá tiện dụng khi sủa chữa, tìm lỗi máy tính.
Mạch ổn áp
ASRock 890FX Deluxe3 có một mạch ổ áp 10 pha. Tám trong số 10 pha này được dùng để tạo ra điện áp CPU chính (Vdd hoặc Vcore), hai pha còn lại dùng để tạo ra điện áp VDDNB, được sử dụng cho bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp, bộ nhớ Cache L3 và bộ điều khiển bus HyperTransport. Vì vậy, bo mạch chủ này có một cấu hình “8 +2”.
Bo mạch chủ này có một lưới tản nhiệt thụ động được lắp trên đầu các bóng bán dẫn của mạch ổn áp, lưới ản nhiệt này được kết nối với lưới tản nhiệt thụ động trên đầu chip cầu bắc bằng một ống tản nhiệt. Trong hình 7 bạn có thể thấy mạch ổn áp với các lưới tản nhiệt, trong hình 8 là mạch ổn áp khi không có các lưới tản nhiệt.
Hình 7: Mạch ổn áp
Hình 8: Mạch ổn áp
Như đã đề cập trước đó, tất cả các tụ điện được sử dụng trên bo mạch chủ này đều là tụ rắn và mạch ổn áp sử dụng các cuộn cảm ferit, các cuộn cảm này tốt hơn so với các cuộn cảm lõi sắt từ.
Các tùy chọn ép xung
ASRock 890FX Deluxe3 cung cấp một số tùy chọn ép xung, bao gồm một tùy chọn ép xung động, tùy chọn này sẽ thực hiện việc ép xung hệ thống tự động cho bạn. Dưới đây chúng tôi chỉ liệt kê một số tính năng ép xung sẵn có trên BIOS 1.4.
- Ép xung động CPU: từ 0% đến 20% với bước điều chỉnh 4%
- Đồng hồ CPU cơ sở: từ 150 MHz đến 500 MHz với bước điều chỉnh 1 MHz
- Đồng hồ PCI Express: từ 75 MHz đến 250 MHz với bước điều chỉnh 1 MHz
- Điện áp bộ điều khiển bộ nhớ (CPUNB): từ 0.6 V đến 2.0 V với bước điều chỉnh 0.0125 V
- Điện áp bộ điều khiển bộ nhớ (CPUNB): từ 0.6 V đến 2.0 V với bước điều chỉnh 0.0125 V
- Điện áp bộ nhân đồng hồ CPU (VDDA): từ 2.56 V đến 2.7 V
- Điện áp bộ nhớ: từ 1.322 V đến 2.244 V với bước điều chỉnh 0.017 V
- Điện áp HyperTransport: từ 1.106 V đến 1.506 V với bước điều chỉnh 0.05 V
- Điện áp chipset: từ 1.108 V đến 1.794 V với bước điều chỉnh 0.015 V
Như đã đề cập ở trên, bo mạch chủ này có tính năng mở khóa lõi, có sẵn dưới “ASRock UCC” trong phầm mềm cài đặt bo mạch chủ. Chức năng này cho phép bạn mở khóa các lõi CPU ẩn dựa trên các CPU AMD cụ thể được sử dụng.
Hình 9: Thực đơn ép xung
Hình 10: Thực đơn ép xung (tiếp)
Các đặc tính kỹ thuật chính
Bo mạch chủ ASRock 890FX Deluxe3 có các đặc tính chính sau:
- Socket: AM3.
- Chipset: AMD 890FX + SB850
- Super I/O: Nuvoton NCT6775F
- Parallel ATA: Một cổng ATA-133 được điều khiển bởi một chip VIA VT6330.
- Serial ATA: Sáu cổng SATA-600 được điều khiển bởi chipset (RAID 0, 1, 5 and 10) và hai cổng SATA-600 được điều khiển bởi một chip Marvell 88SE9128 (RAID 0 and 1).
- External SATA: Một cổng eSATA-600.
- USB: Tám cổng USB 2.0, 4 được hàn trên bo mạch chủ và 4 có sẵn thông qua hai header trên bo mạch chủ. Bốn cổng USB 3.0 được điều khiển bởi hai chip NEC μPD720200.
- Firewire (IEEE 1394): hai cổng, một cổng kích thước chuẩn được hàn trên panel phía sau và một có sẵn thông qua một header trên bo mạch chủ, cả hai công rnayf được điều khiển bởi một chip VIA VT6330.
- On-board video: Không có card video tích hợp.
- On-board audio: card âm thanh On-board: được tạo ra bởi chipset và một chip codec VIA VT2020 (8-kênh, tỷ số tín trên tạp trên các đầu ra là 110 dB, không có thêm thông tin kỹ thuật nào được cung cấp). Có cả đầu ra SPDIF cáp quang lẫn cáp đồng trục.
- On-board LAN: Một cổng Gigabit Ethernet được điều khiển bởi một chip Realtek RTL8111E được kết nối với hệ thống qua một làn PCI Express x1.
- Buzzer: No.
- Infrared interface: Yes.
- Power supply: EPS12V
- Slots: Ba khe PCI Express 2.0 x16 (khe thứ nhất và thứ 2 làm việc ở tốc độ x16, khe thứ 3 làm việc ở tốc độ x4), hai khe PCI Express x1 và hai khe PCI chuẩn.
- Memory: Bốn khe cắm RAM DDR3-DIMM (hỗ trợ lên đến 16 GB RAM DDR3-1800 thông qua việc ép xung).
- Fan connectors: Một giắc 4 chân cho quạt CPU và một giắc 4 chân (điều khiển PWM) cho quạt phụ và hai giắc 3 chân cho các quạt phụ khác.
- Extra Features: Có các LED chuẩn đoán POST, có tiện ích cho việc mở khóa các lõi CPU ẩn trong phần mềm cài đặt bo mạch chủ, công tắc xóa CMOS ngoài.
- Số ổ đĩa CD/DVD: Một.
- Phần mềm đi kèm: các tiện ích và phần mềm điều khiển bo mạch chủ
- Thông tin về sản phẩm: asrock.com
- Giá trung bình tại Mỹ: $ 155
Kết luận
ASRock 890FX Deluxe3 là một trong những bo mạch chủ socket AM3 giá rẻ nhất dựa trên chipset AMD 890FX mới. Ngoài ra bo mạch chủ này cũng mang đến nhiều tính năng ấn tượng mà thậm chí không tìm thấy trên nhiều sản phẩm đắt tiền, ví dụn như tám cổng SATA-600 và bốn cổng USB 3.0.
Hiện tại bo mạch chủ duy nhất rẻ hơn so với bo mạch chủ này của ASRock là Biostar TA890FXE không có cổng USB 3.0 và chỉ có sáu cổng SATA-600 thay vì tám cổng như của ASRock. Tuy nhiên mô hình của Biostar có bốn khe cắm PCI Express x16. Sự hiện diện của bốn khe cắm PCI Express x16 không nhất thiết là một lợi thế, bởi vìso với sản phẩm này của Biostar chúng quá giống nhau, cả 2 loại bo mạch chủ này đều chỉ hỗ trợ hai card video dual-slot. Trên ASRock 890FX Deluxe3 bạn có thể có cài đặt đến ba card video dual-slot, miễn là bạn mua một case với ít nhất 8 khe cắm mở rộng hoặc nhiều hơn.
Tóm lại, nếu bạn đang tìm kiếm một bo mạch chủ cho bộ xử lý AMD dựa trên chipset mới của AMD 890FX và muốn có các cổng USB 3.0 thì ASRock 890FX Deluxe3 là bo mạch chủ tốt nhất hiện nay thích hợp với các yêu cầu này.