Lạc đà vốn là sinh vật hiền lành, ngoan ngoãn và hoàn toàn vô hại với con người. Tuy nhiên, xác chết của chúng giữa sa mạc thì không còn vô hại như như bản chất của loài động vật này nữa. Những người có kinh nghiệm đưa ra cảnh báo rằng tuyệt đối không nên chạm vào xác chết của lạc đà ở giữa sa mạc.
Nguyên nhân là bởi khi lạc đà chết ở sa mạc, các loại vi khuẩn sẽ không ngừng sinh sôi, liên tục tăng trưởng và phá hoại các cấu trúc trong cơ thể chúng. Khí hư cũng được tạo ra rất nhiều gây áp suất không khí mạnh mẽ. Khi không có vết thương hở, vi khuẩn sẽ không ngừng “ẩn núp” dưới làn da. Điều này biến cả cơ thể lạc đà trương phình như một quả bóng bay được bơm căng đang chực chờ bùng nổ.
Khi phình ở một mức độ nhất định, xác chết của lạc đà sẽ trở thành một loại “vũ khí sinh hóa” nguy hiểm hàng đầu có thể nổ tung nếu có ngoại lực tác động vào, xác lạc đà có thể nổ tung. Sau khi phát nổ, thịt và mùi hôi thối của xác chết sẽ phát tán ra xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Tình trạng này tương tự như vụ nổ xác cá voi hoặc một số loài động vật to lớn có lớp da dày.
Vào tháng 1 năm 2004, một con cá nhà táng khổng lồ dài khoảng 17m và nặng gần 50 tấn trôi nổi ngoài khơi thành phố Đài Nam, Đài Loan, Trung Quốc. Sau khi xác nó nổ tung không khí xung quanh tràn ngập mùi hôi thối vẫn còn phảng phất sau mấy tháng.
Đó chính là lý do khi nhìn thấy xác một con lạc đà chết trên sa mạc, những người có kinh nghiệm tuyệt đối sẽ không lại gần, đặc biệt khi nó có độ trương phình nhất định.