Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát triển một ứng dụng điện thoại thông minh và phần cứng mới có thể giúp đo huyết áp chính xác hơn các thiết bị đo hiện có.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Michigan State ở Mỹ, cũng phát hiện ra một điểm đo thuận tiện mới. Anand Chandrasekhar, nghiên cứu sinh tại MSU, cho biết: "Chúng tôi nhắm mục tiêu ở một động mạch khác, động mạch vòm ngang nằm ngang đầu ngón tay để giúp chúng tôi kiểm soát tốt hơn việc đo lường huyết áp".
"Chúng tôi rất vui khi xác nhận được điểm đo huyết áp mới này. Việc có thể sử dụng ngón tay giúp cho việc tiếp cận nghiên cứu dễ dàng hơn". Theo Chandrasekhar, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Translational Medicine.
Cách tiếp cận này bao gồm sử dụng hai cảm biến: một cảm biến quang học đặt trên đầu cảm biến lực. Bộ cảm biến và các vi mạch khác được đặt trong một lớp vỏ dày 1 cm gắn vào mặt sau của điện thoại.
Người dùng bật ứng dụng và nhấn ngón tay của họ vào bộ cảm biến, giữ điện thoại với tay đặt đúng với chế độ “Tim mạch” và xem hiển thị trên màn hình điện thoại thông minh để đảm bảo họ đang áp đúng áp lực ngón tay vào thiết bị để đo lường.
Ramakrishna Mukkamala, giáo sư tại MSU nói: "Điểm mấu chốt là người dùng có thể áp dụng áp lực của ngón tay theo thời gian để đo lường huyết áp”.
Huyết áp cao có thể điều trị được với sự thay đổi lối sống và thuốc, nhưng hiện tại chỉ có khoảng 20% người bị cao huyết áp thường xuyên kiểm soát trạng thái huyết áp của mình.
Mukkamala cho biết, phát minh này mang lại cho bệnh nhân một lựa chọn thuận lợi và giữ thói quen đo đạc hàng ngày, sẽ tạo ra một mức cân bằng huyết áp trung bình, giảm thiểu tối đa sự lên xuống bất thường không chính xác từ những lần đo lường.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục nâng cao độ chính xác của cảm biến ứng dụng này và hy vọng sẽ kiểm tra toàn diện hơn dựa trên các tiêu chuẩn của Hiệp hội Y học Dụng cụ Y khoa.