Tại sao con lật đật không bao giờ bị đổ?

Con lật đật là món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của các bạn 7x-8x. Dù có lắc lư thế nào thì con lật đật cũng không bao giờ ngã. Vậy vì sao lật đật dù có bị "quật ngã" hướng nào cũng luôn tự mình "đứng lên"?

Theo kiến thức đã học, để cho vật ổn định, không bị đổ ngã thì vật đó phải có diện tích đáy phải lớn và trọng lượng của nó phải tập trung ở phần đáy, trọng tâm thấp. Vì vậy, diện tích đáy càng lớn, trọng tâm vật càng thấp thì vật thể càng không dễ bị quật ngã.

Con lật đật

Ví dụ dễ hiểu nhất minh họa cho nguyên lý này là món đồ chơi con lật đật. Phần thân của lật đật rất nhẹ trong khi đó phần thân dưới của chúng lại nặng (có thể là 1 miếng sắt hay chì) nên trọng tâm của nó rất thấp.

Ngoài ra, phần thân dưới lật đật tròn nhẵn và khá to nên rất dễ dao động. Khi lật đật đổ nghiêng về 1 bên, khoảng cách giữa trọng tâm và điểm tựa (điểm tiếp xúc giữa con lật đật và mặt sàn) của vật sẽ thay đổi. Khoảng cách này tỷ lệ thuận với độ nghiêng của lật đật. Dưới tác động của trọng lực lật đật sẽ luôn lắc lư quanh điểm tựa cho đến khi khôi phục vị trí cũ chứ sẽ không bao giờ bị đổ.

Cân bằng ổn định

Trong vật lý, hiện tượng những vật thể tĩnh sau khi chịu sự tác động nhỏ có thể tự khôi phục trạng thái cân bằng của vị trí ban đầu được gọi là cân bằng ổn định.

Thứ Tư, 07/10/2020 08:08
44 👨 9.155
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học