Nhiệt độ tăng lên, sông băng tan có thể giải phóng virus nguy hiểm từ Kỷ băng hà

Khi nghiên cứu hai lõi băng từ sông băng ở cao nguyên Tây Tạng, nhóm nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã phát hiện 33 mầm bệnh, 28 trong số đó chưa được biết đến, đã từng sống trong thời kỳ Kỷ băng hà, từ 15.000 năm trước.

Từ năm 2015, các nhà khoa học đã khoan sâu 165ft (50 mét) vào sông băng để tìm hiểu về những bí ẩn dưới đó.

Sông băng trên cao nguyên Tây Tạng.
Sông băng trên cao nguyên Tây Tạng.

Các nhà khoa học cho biết, sông băng trên thế giới đang bị tan chảy bởi sự nóng lên toàn cầu. Điều này có thể sẽ khiến những vi khuẩn cổ đã bị mắc kẹt trong hàng chục đến hàng trăm ngàn năm ra ngoài thế giới hiện đại. Trong trường hợp tốt nhất, điều này chỉ khiến chúng ta mất đi một kho lưu trữ vi khuẩn và virus quý giá giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu về các điều kiện khí hậu của Trái Đất. Điều tồi tệ nhất là những vi khuẩn cổ đại đó được giải phóng vào một thế giới hiện đại không có khả năng miễn dịch.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ tác hại của những virus này, một số có thể vô hại, một số có khả năng gây tử vong cho con người.

Năm 2016, sự tan băng vĩnh cửu cổ xưa đã giải phóng một loại vi khuẩn không hoạt động trong thời gian dài sau đã làm bùng phát dịch bệnh than ở Serbia, giết chết hơn 2.000 con tuần lộc và khiến 96 người phải nhập viện.

Thứ Tư, 29/01/2020 17:29
41 👨 689
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học