Hiện tượng "người tự bốc cháy" khá quen thuộc với chúng ta qua những bộ phim nổi tiếng của Hollywood, liệu trong thực tế hiện tượng kỳ lạ này có tồn tại?
Thuật ngữ "Người tự bốc cháy" (SHC) đã xuất hiện và trở nên phổ biến từ những năm 1800 trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng. Và trong lịch sử từng ghi nhận một số trường hợp người "tự bốc cháy" tới chết mà không phát hiện thấy dấu hiệu bị thiêu bằng một nguồn nhiệt bên ngoài. Cho tới nay, khoa học vẫn không thể đưa ra lời giải thích thỏa đáng cho hiện tượng kỳ lạ này?
Những trường hợp "người tự bốc cháy" từng được ghi nhận
Trường hợp đầu tiên được bác sĩ người Đan Mạch, Thomas Bartholin mô tả trong cuốn sách ghi chép về những căn bệnh lạ năm 1470. Polonus Vorstius, một hiệp sĩ người Ý sau khi uống một ít rượu mạnh thì bắt đầu nôn ra lửa rồi bốc cháy.
Năm 1972, một chủ nhà trọ ở Paris phát hiện vợ mình, bà Millet, một người nghiện rượu mãn tính đã cháy thành tro trên tấm đệm rơm. Điều đặc biệt là tấm đệm rơm và mọi đồ đạc bằng gỗ xung quanh bà không bị cháy, vẫn còn nguyên. Tất cả những gì còn lại của bà là hộp sọ, vài đốt xương sống và xương cẳng chân. Mọi người thời đó tin rằng cái chết đầy bí ẩn của bà là do "sự trừng phạt của Chúa". Jonas Dupont, một tác giả người Pháp đã ghi lại trường hợp kỳ lạ này trong cuốn sách nghiên cứu về Trường hợp tự bốc cháy của mình.
Hình vẽ minh họa (Public Domain)
Ngày 5/7/1835, James Hamilton, Giáo sư toán học người Mỹ đang ngồi đọc sách bỗng cảm thấy chân trái của mình nhói đau khủng khiếp. Chưa kịp định thần, ông bỗng giật mình khi thấy chân trái của mình bốc cháy ngùn ngụt như ngọn đuốc trong ngọn lửa cao tới 10cm. Quá kinh sợ, ông vội dùng tay không dập tắt lửa ở chân và sau đó được người nhà đưa tới viện để chữa trị.
Trường hợp tiếp theo xảy ra vào năm 1982 tại Anh, nạn nhân là bà Jeannie Saffin. Một buổi tối, sau khi chuẩn bị bữa cơm cho gia đình, đang ngồi nghỉ trong gian bếp thì cơ thể bà bỗng dưng phát hỏa. Điều kỳ lạ là bản thân bà Jeannie Saffin không có bất cứ cảm giác đau đớn và phản ứng gì khi ngọn lửa bao trùm lấy cơ thể bà.
Cha của bà phát hiện sự việc, nhanh chóng dùng nước lạnh để dập lửa cứu con gái thoát khỏi ngọn lửa kỳ lạ. Khi ngọn lửa được dập tắt, bà Jeannie Saffin mới bừng tỉnh và cảm thấy đau đớn, sợ hãi. Bà được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bị bỏng nặng.
Cảnh sát nhanh chóng vào tiến hành điều tra sự việc nhưng không thu được bằng chứng chứng minh bà bị phóng hỏa do chỗ bà ngồi cách xa bếp gas tới 1,5m. Sau một tuần trong viện bà lâm vào tình trạng hôn mê sâu và qua do bị viêm phổi.
Ảnh minh hoạ
Trường hợp được ghi nhận gần đây là vào ngày 22/12/2010 tại Ireland. Thi thể chìm trong lửa của một người đàn ông tên là Michael Faherty được phát hiện tại phòng khách trong căn hộ của ông. Người khác xóm nghe thấy tiếng chuông báo hỏa hoạn đã chạy sang và vô cùng sợ hãi khi nhìn thấy toàn bộ cơ thể của Michael Faherty bốc cháy dữ dội, trừ đôi chân. Qua điều tra, cảnh sát không phát hiện thấy dấu hiệu phóng hỏa nào và cuối cùng họ đã ghi vào hồ sơ nguyên nhân cái chết của Michael Faherty là tự bốc cháy.
Lý giải nguyên nhân
Trong lịch sử, có 200 trường hợp con người bốc cháy được ghi nhận. Nạn nhân tự bốc cháy thường là những người phụ nữ trung niên, nghiện rượu nhiều năm, cơ thể cháy có mùi hôi khó chịu, các đồ đạc xung quanh không bị thiệt hại gì.
Không có bất cứ nhân chứng nào chứng kiến sự việc, hiện tượng kỳ lạ này xảy ra. Tại hiện trường, cảnh sát không phát hiện được bất cứ chất gây cháy nào. Do vậy, nguyên nhân khiến các nạn nhân tự bốc cháy đến tử vong vẫn còn là bí ẩn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Có rất nhiều giả thuyết đưa nhằm giải thích cho hiện tượng kỳ lạ đã xảy ra như chất béo trong cơ thể dễ cháy, tĩnh điện, acetone tích tụ, vi khuẩn, khí metan, thậm chí là do sự trừng phạt của Chúa trời.
Giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình nhất là "hiệu ứng sợi bấc". Theo giả thuyết này, cơ thể con người như một cây nến với phần sáp nến chính là chất béo trong cơ thể. Tóc, quần áo là sợi bấc. Nếu chẳng may quần áo, tóc bắt lửa sẽ đốt cháy lớp da người. Phần mỡ dưới da chảy ra, ngấm vào quần áo và trở thành nhiên liệu cho sự cháy.
Hiệu ứng sợi bấc. (Ảnh: Acient Origins)
Điều này giải thích được tại sao phần cơ thể giữa của con người bị cháy, các chi ít bị cháy hơn. Nhưng nó lại không thể giải thích được lại sao những vụ "người tự cháy" lại chỉ xảy ra trong nhà mà không xảy ra ở không gian bên ngoài. Hơn nữa, hiện tượng kỳ lạ này chỉ xảy ra với con người chứ chưa có trường hợp nào ghi nhận xảy ra trên động vật. Ngoài ra việc nạn nhân không có phản ứng trong quá trình bị cháy, đồ đạc xung quanh vẫn còn nguyên vẹn cũng chưa có lời giải thích hợp lý.
Mặt khác, muốn đốt cơ thể người thành tro cần nhiệt độ lên tới hơn 1.600 độ C. Trong khi nhiệt độ trong lò hỏa táng chỉ đạt khoảng 982 độ C.
Mọi giả thuyết đưa ra nhằm giải thích hiện tượng "người tự bốc cháy" đều chưa thuyết phục. Đây vẫn còn là một trong những bí ẩn đánh đố loài người.