Tại Cal Orko, ở Bolivia có tồn tại bức vách đá vôi dựng đứng có khoảng hơn 5.000 dấu chân của nhiều loài khủng long khác nhau từ 68 triệu năm trước.
- 10 loài khủng long ăn thịt nguy hiểm nhất thời tiền sử
- So sánh về kích thước, con người đứng tới đâu của một con khủng long?
- Cóc quỷ cổ đại có lực cắn 2.200 newton, ngoạm chết khủng long bằng một nhát cắn
Vách đá khổng lồ có chiều dài khoảng 1200m và cao đến 800m với khoảng 5000 dấu chân khủng long. Trong đó có 462 vết chân đơn được cho là xuất hiện trong nửa cuối của kỷ Creta hay còn gọi là kỷ Phấn trắng. Đây chính là bộ sưu tập lớn nhất và đa dạng nhất thế giới về dấu chân khủng long từ kỷ Cretaceous.
Năm 1985, một người thợ mỏ đã phát hiện ra những dấu vết khủng long này. Nhưng phải tận đến những năm 1994 - 1998, Christian Meyer, nhà khảo cổ học Thụy Sĩ qua quá trình khám phá và nghiên cứu mới xác định, ghi nhận được tầm quan trọng của phát hiện này. Đây là bằng chứng cho thấy sự đa dạng của loài khủng long rõ ràng hơn bất kỳ nơi nào trên Trái Đất.
Theo các nhà nghiên cứu, 68 triệu năm trước, Cal Orko từng là bờ của một hồ nước, nơi có một thảm thực vật vô cùng phong phú thu hút số lượng rất lớn các loài khủng long ăn thực vật và ăn thịt tụ họp. Khi thời tiết ấm áp và có độ ẩm cao, khủng long di chuyển trên các bờ biển nhẵn mịn để lại các dấu chân. Vào thời kỳ hạn hán kế tiếp, các dấu chân đó cứng lại. Trải qua nhiều biến động, một bức tường đá độc đáo, kỳ vĩ ra đời và tồn tại cho tới tận ngày nay.
Những dấu chân của nhiều loài khủng long khác nhau trên bức tường đá khổng lồ kỳ lạ ở Bolivia.
Có khoảng 5.000 dấu chân lớn nhỏ trên tường.
Những vết chân in hằn rõ trên vách đá vôi dựng đứng.
Có rất nhiều du khách tới Cal Orko để tham quan và chinh phục vách đá.
Qua hàng chục triệu năm, mưa gió cũng không thể xóa đi vết tích của loài động vật từng thống trị thế giới này.