Hướng dẫn toàn tập cho người mới sử dụng bàn phím cơ

Bàn phím cơ là một trong những loại bàn phím tốt nhất hiện nay, nó mang đến trải nghiệm gõ và âm thanh vô cùng đã tai, đã mắt, giúp người dùng làm việc năng suất hơn so với những bàn phím phẳng thông thường.

Khi nói đến bàn phím cơ, người ta không chỉ nghĩ đến một chiếc bàn phím thông thường mà còn là cơ chế bấm, phím hay kể cả bố cục cũng là thứ đáng để lưu tâm. Vì vậy với những ai mới biết đến bàn phím cơ hoặc sử dụng nó lần đầu tiên, những điều cơ bản như trong bài viết Quantrimang đề cập dưới đây là vô cùng hữu ích.

Bố cục bàn phím

Trước khi “lọt hố” các loại bàn phím cơ, bạn nên cân nhắc đến bố cục và kích thước bàn phím. Trên thị trường bàn phím cơ có một số loại bố cục khác nhau, thường được biết đến nhiều nhất là kích thước hoàn chỉnh (Full-size), TKL, 60% và nhiều loại khác.

Kích thước hoàn chỉnh (Full-size)

Full-size là loại kích thước hoàn chỉnh như bàn phím truyền thống mà bạn đã quen sử dụng. Bàn phím cơ hoàn chỉnh có tất cả các phím tiêu chuẩn, phím mũi tên và cả bàn phím số. Đây là loại mà bạn muốn sử dụng trong trường hợp phải làm việc nhiều với những dữ liệu số.

Bàn phím full-size
Bàn phím full-size

Bố cục 96

Mặc dù bàn phím bố cục 96% không phổ biến (ví dụ: Keychron K4), chúng thực sự có tồn tại và mang lại đầy đủ tính năng như một bàn phím hoàn chỉnh, bao gồm cả cụm phím số nhưng với thiết kế nhỏ hơn. Tất cả các phím sẽ gần nhau hơn và không có khoảng trống ở giữa, giúp tiết kiệm không gian.

Bố cục 96%
Bố cục 96%

Bố cục TKL (Tenkeyless)

Bố cục TKL giống như bàn phím hoàn chỉnh, nhưng cụm phím số sẽ bị bỏ đi. Bạn vẫn có đầy đủ các phím bổ trợ, hàng phím chức năng, phím mũi tên,...

Bố cục TKL
Bố cục TKL

Bố cục 65/75

Bàn phím bố cục 65/75 cũng tương tự như TKL nhưng có kích thước nhỏ hơn một chút, là dạng cơ động hơn. Bố cục 75% có dạng của TKL nhưng khoảng cách giữa các phím hẹp hơn, bạn vẫn có hàng phím chức năng (F1-F12). Bố cục 65% thì giống với bố cục 75% nhưng hàng phím chức năng bị loại bỏ.

Bố cục 65/75
Bố cục 65/75

Bố cục 60

Bàn phím bố cục 60% được coi là khởi đầu cho hệ thống bàn phím nhỏ gọn. Cũng giống như bàn phím 65%, bố cục 60% loại bỏ đi hàng phím chức năng nhưng vẫn còn hàng phím số. Tuy nhiên, các phím mũi tên sẽ bị loại bỏ trên bố cục này. Để sử dụng chức năng của các phím mũi tên bạn cần phải sử dụng kèm với phím Fn.

Bố cục 60
Bố cục 60

Bố cục 40

Thậm chí còn nhỏ hơn bàn phím 60 đó là bố cục 40%, cực kỳ nhỏ gọn. 40% có nghĩa là bàn phím này loại bỏ gần như hết mọi thứ, bạn chỉ còn những phím chữ cơ bản và một vài phím bổ trợ thôi. Chúng thậm chí còn không có phím số, bạn cần dựa vào các phần mềm để thêm chức năng.

Bố cục 40
Bố cục 40

Lớp chức năng

Lớp chức năng là gì? Khi muốn sử dụng một bàn phím nhỏ, cơ động, bạn phải hi sinh một vài tính năng để đổi lấy sự gọn nhẹ, ví dụ như hàng phím F, phím mũi tên, phím số hay kể cả một vài phím bổ trợ. Với một số loại bàn phím nhỏ, bạn cần phụ thuộc vào những chương trình “lớp” cho bàn phím. Ví dụ, bàn phím 60% không có phím mũi tên thì bạn cần ấn đồng thời phím Fn và các phím WASD hoặc IJKL để chức năng của phím mũi tên hoạt động.

Bàn phím nhỏ thường rất tiện lợi khi chơi game nhưng không phải lựa chọn hoàn hảo cho học tập hoặc làm việc. Đây chính là lý do tại sao bàn phím cơ hoạt động ổn nhất với PC, một vài nhà sản xuất bàn phím không có phần mềm thích hợp với máy tính Mac.

Các loại bố cục bàn phím độc đáo

Ngoài những bố cục bàn phím thông thường như trên, bàn phím cơ còn một số bố cục rất độc đáo.

Các bàn phím Ortholinear thường có bố cục dạng lưới, được cho là tiện dụng hơn so với bố cục so le thông thường, nhưng chúng sẽ thường có đường cong dốc hơn.

Bàn phím Ortholinear
Bàn phím Ortholinear

Ngoài ra còn có bàn phím Split, bố cục này chia bàn phím là đôi. Loại bố cục này sẽ giúp cổ tay của bạn thoải mái hơn khi gõ, tuy nhiên cũng giống như bố cục ortho, người dùng sẽ phải mất thời gian làm quen với kiểu bàn phím độc đáo này. Một vài bàn phím Split có hai nửa được kết nối với nhau thông qua dây cáp, một số khác thì là hai nửa hoàn toàn tách biệt.

Bố cục split
Bố cục split

Cuối cùng là dạng bàn phím siêu nhỏ (macropad). Chúng là những bàn phím nhỏ có thể được lập trình và sử dụng như một bàn phím thông thường. Bạn có thể dùng các phần mềm để để lập trình những thao tác thường xuyên sử dụng, như tua lại video hay thậm chí truy cập vào các công cụ trong các ứng dụng phần mềm.

Bàn phím macropad
Bàn phím macropad

Vỏ ngoài

Khi bạn đã quyết định được bố cục, tiếp theo bạn nên chú ý đến chất liệu vỏ ngoài của bàn phím. Có một vài chất liệu phổ biến được sử dụng cho các bàn phím cơ như nhựa, hợp kim nhôm, thép không gỉ, gỗ hoặc acrylic.

Nhựa

Nhựa là chất liệu phổ biến nhất và cũng là rẻ nhất, vậy nên đây cũng là điểm nên lưu tâm đầu tiên. Vỏ bằng nhựa có thể có lớp kim loại phẳng bên trong giúp hỗ trợ cấu trúc của vỏ ngoài. Tuy nhiên, nhựa là chất lượng rẻ nhất thì đồng thời nó cũng có chất lượng thấp nhất trong những loại chất liệu kể trên. Một trải nghiệm phổ biến với vỏ ngoài bằng nhựa đó là phím bấm không chắc chắn.

Vỏ ngoài bằng nhựa
Vỏ ngoài bằng nhựa

Hợp kim nhôm

Hợp kim nhôm là bước phát triển tiếp theo về chất liệu, chúng nặng hơn và cứng cáp hơn so với các vỏ nhựa. Nếu mới sử dụng bàn phím cơ, hãy bắt đầu với bàn phím có vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm thay vì nhựa vì chúng cho trải nghiệm sử dụng tốt hơn. Hợp kim nhôm cũng là chất liệu bền hơn so với nhựa.

Vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm
Vỏ ngoài bằng hợp kim nhôm

Thép không gỉ

Thép không gỉ là chất liệu khởi đầu cho những bàn phím cơ cao cấp. Chúng nặng hơn hợp kim nhôm và khó sản xuất hơn, vì vậy bạn sẽ không hay thấy bàn phím cơ với chất liệu này trên thị trường. Tuy nhiên, thép không gỉ chống va đập và uốn cong dễ hơn. Chất liệu thép không gỉ cũng giúp gõ phím đỡ bị nảy hay dính phím.

Vỏ ngoài bằng thép không gỉ
Vỏ ngoài bằng thép không gỉ

Acrylic

Acrylic là một loại chất liệu thú vị. Mặc dù chúng là một loại nhựa nhưng có độ bền cao hơn nhưng nhựa thông thường. Ngoài ra nó còn trong suốt, giống như thủy tinh. Tuy nhiên, không giống với chất liệu kính, acrylic chống va đập tốt, có thể sử dụng được trong môi trường khắc nghiệt, miễn là bạn không đánh rơi nó quá mạnh. Chất liệu này cũng khó bị xước. Acrylic là chất liệu tuyệt vời nếu bạn muốn bàn phím hiển thị đèn RGB tuyệt đẹp.

Chất liệu Acrylic
Chất liệu Acrylic

Gỗ

Gỗ là tùy chọn chất liệu cuối cùng, nó không phổ biến và những vỏ bàn phím cơ được làm từ chất liệu này thường rất đắt. Vì có rất nhiều loại gỗ nên những bàn phím cơ có vỏ ngoài được làm từ gỗ sẽ rất độc đáo và không có thể kết hợp với các chất liệu khác. Tuy nhiên, vỏ gỗ thường đi với bố cục bàn phím 60%, các loại bố cục khác cũng sẽ có nhưng khó tìm hơn. Vỏ gỗ cho cảm giác cứng cáp, sang trọng và độc đáo.

Chất liệu gỗ
Chất liệu gỗ

Cơ chế bàn phím

Vấn đề lớn tiếp theo cần quan tâm đến đó là cơ chế bàn phím nào bạn nên sử dụng. Bàn phím cơ có rất nhiều loại cơ chế, chúng thường được phân loại vào các mục như: Tuyến tính (Linear), Xúc giác (Tactile) và Nảy (Clicky). Âm thanh và cảm giác gõ phím sẽ phụ thuộc vào việc bạn chọn sử dụng cơ chế nào.

Cơ chế tuyến tính (Linear)

Cơ chế linear là cơ chế gõ mượt và im lặng nhất trong 3 cơ chế kể trên. Chúng không cần quá nhiều lực gõ, vì vậy bạn không cần phải gõ thật mạnh trên bàn phím, do đó chúng thường được dùng nhiều trong chơi game do lợi thế phản ứng nhanh. Cơ chế gõ này rất phù hợp nếu bạn làm việc ở một nơi yên tĩnh.

Khi gõ phím với cơ chế linear, sẽ không có nhiều va chạm giữa các phím, đó là lý do vì sao chúng là mượt và yên ắng như vậy Tuy nhiên, vì dễ gõ và phản ứng nhanh nên bạn sẽ rất hay gõ nhầm trong những ngày đầu tiên sử dụng. Người dùng sẽ mất một khoảng thời gian mới có thể quen với cơ chế linear này và dần sẽ trở thành một người gõ văn bản cực nhanh.

Cơ chế xúc giác (Tactile)

Cơ chế gõ tactile là cơ chế tốt ở mức trung bình. Âm thanh gõ phím của chúng khá nhẹ so với cơ chế clicky nhưng vẫn có độ nảy tốt với mọi phím. Cơ chế này cần một chút lực để gõ phím so với cơ chế linear, điều này sẽ giảm khả năng gõ nhầm, gõ sai. Cơ chế tactile sử dụng trong chơi game khá ổn nhưng dùng để gõ thì sẽ phát huy tối đa tác dụng hơn.

Cơ chế nảy (Clicky)

Tùy chọn cơ chế cuối cùng có lẽ là ít được yêu thích nhất và nó có lý do của nó. Đây là cơ chế gõ ồn ào nhất và khi gõ phải dùng lực khá nhiều. Cơ chế này không phù hợp với việc chơi game nhưng dùng để gõ sẽ rất tốt (nếu bạn không làm việc trong một môi trường yêu cầu sự yên tĩnh, hoặc vừa làm việc vừa gọi điện thoại cho ai đó).

Bàn phím thay đổi thứ tự phím

Nếu không thích cách sắp xếp các phím theo mặc định, bạn có thể thay đổi theo ý muốn. Nếu bàn phím của bạn là phiên bản đổi vị trí các phím được, bạn có thể dễ dàng tháo ra và thay đổi mà không ảnh hưởng đến bảng mạch in (PCB).

Các phím bấm

Tất cả các cơ chế đều có một phần thân trên, đó chính là các phím bấm mà bạn vẫn thường nhìn thấy. Hầu hết các cơ chế trên thị trường đều là giả dạng Cherry MX, điều này có nghĩa chúng được có hình dấu cộng. Hầu hết các bộ phím đều được thiết kế để hoạt động trên Cherry MX, vì vậy miễn là có thiết kế dấu cộng thì phím của bạn sẽ vừa với cơ chế.

Tuy nhiên, một vài cơ chế không tương thích với nắp phím được thiết kế cho Cherry MX, ví dụ như Topre, Alps, Logitech Romer-G và một vài loại khác. Nếu cơ chế của bàn phím không có thiết kế dấu cộng thì bộ phím cũng khá giới hạn.

Các nắp phím trên cơ chế
Các nắp phím trên cơ chế
Thứ Năm, 11/03/2021 12:00
34 👨 9.349
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuột & Bàn phím