10 bức ảnh 'thức tỉnh thế giới'

Các thảm họa khí hậu xuất hiện ngày càng thường xuyên và dữ dội hơn trong những thập niên gần đây gây ra những thiệt hại nặng nề. Đài CNN mới đây đã công bố 10 bức ảnh cho thấy rõ tác động của biến đổi khí hậu lên hành tinh.

Do biến đổi khí hậu, các sông băng trên Trái Đất đang tan chảy với tốc độ chưa từng thấy. Trong ảnh là thác nước đổ xuống từ chỏm băng trên đảo Nordaustlandet, Na Uy được ghi lại trong mùa hè ấm áp bất thường năm 2014. Một khung cảnh tuyệt đẹp nhưng cũng thật đáng sợ. Ảnh: PAUL NICKLEN
Do biến đổi khí hậu, các sông băng trên Trái Đất đang tan chảy với tốc độ chưa từng thấy. Trong ảnh là thác nước đổ xuống từ chỏm băng trên đảo Nordaustlandet, Na Uy được ghi lại trong mùa hè ấm áp bất thường năm 2014. Một khung cảnh tuyệt đẹp nhưng cũng thật đáng sợ. Ảnh: PAUL NICKLEN.a
Bức ảnh chụp năm 2017 ghi lại cảnh một con gấu bắc cực gầy còm loạng choạng tìm kiếm thức ăn. Bức ảnh đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới và châm ngòi cho một cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu. Ảnh: CRISTINA MITTERMEIER.
Bức ảnh chụp năm 2017 ghi lại cảnh một con gấu bắc cực gầy còm loạng choạng tìm kiếm thức ăn. Bức ảnh đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới và châm ngòi cho một cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu. Ảnh: CRISTINA MITTERMEIER.
Một con kangaroo nhảy qua một ngôi nhà đang cháy trong một vụ cháy rừng tại Lake Conjola, Úc vào tháng 12-2019. Đây là một trong những vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử mà đất nước này từng chứng kiến. Vụ cháy này đã khiến gần 3 tỉ động vật bị thiệt mạng hoặc phải di cư. Ảnh: MATTHEW ABBOTT.
Một con kangaroo nhảy qua một ngôi nhà đang cháy trong một vụ cháy rừng tại Lake Conjola, Úc vào tháng 12-2019. Đây là một trong những vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử mà đất nước này từng chứng kiến. Vụ cháy này đã khiến gần 3 tỉ động vật bị thiệt mạng hoặc phải di cư. Ảnh: MATTHEW ABBOTT.
Xác của 6 con hươu cao cổ nằm ở ngoại ô làng Eyrib, trong khu bảo tồn động vật hoang dã Sabuli, Kenya trong đợt hạn hán kéo dài vào năm 2021. Hạn hán kéo dài đã gây ra tình trạng thiếu lương thực, nước uống cho cả động vật và người dân. Ảnh: ED RAM.
Xác của 6 con hươu cao cổ nằm ở ngoại ô làng Eyrib, trong khu bảo tồn động vật hoang dã Sabuli, Kenya trong đợt hạn hán kéo dài vào năm 2021. Hạn hán kéo dài đã gây ra tình trạng thiếu lương thực, nước uống cho cả động vật và người dân. Ảnh: ED RAM.
Người dân đứng trên phần còn lại của một con đường ở đảo Bhola, Bangladesh sau khi mực nước biển dâng đã làm xói mòn con đường vào năm 2005. Ảnh: GARY BRAASCH.
Người dân đứng trên phần còn lại của một con đường ở đảo Bhola, Bangladesh sau khi mực nước biển dâng đã làm xói mòn con đường vào năm 2005. Ảnh: GARY BRAASCH.
Lượng băng ở Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ chưa từng có khiến các loài động vật ở đây bị lâm nguy. Không còn bằng để săn mồi, gấu Bắc Cực lang thang tới một trạm thời tiết bỏ hoang ở Kolyuchin, Nga. Ảnh: DMITRY KOKH.
Lượng băng ở Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ chưa từng có khiến các loài động vật ở đây bị lâm nguy. Không còn bằng để săn mồi, gấu Bắc Cực lang thang tới một trạm thời tiết bỏ hoang ở Kolyuchin, Nga. Ảnh: DMITRY KOKH.

Sông băng Sólheimajökull ở Iceland được chụp vào năm 2007 và năm 2016, cho thấy nó đang dần tan chảy. Ước tính, tốc độ tan chảy của sông băng đã tăng gấp đôi trong 2 thập niên qua do sự nóng lên toàn cầu. Ảnh: JAMES BALOG.

Vào năm 2017, lũ lụt đã phá hủy ngôi nhà của gia đình ông Stanley ở Kenya buộc họ phải di dời. Trong ảnh là gia đình ông Stanley và Najin - một trong 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên thế giới - tại khu bảo tồn Ol Pejeta (Kenya). Ảnh: NICK BRANDT.
Vào năm 2017, lũ lụt đã phá hủy ngôi nhà của gia đình ông Stanley ở Kenya buộc họ phải di dời. Trong ảnh là gia đình ông Stanley và Najin - một trong 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên thế giới - tại khu bảo tồn Ol Pejeta (Kenya). Ảnh: NICK BRANDT.
Một đàn cá sơn đỏ bơi chuyển hướng để nhường chỗ cho một con sư tử biển ở Galápagos, Ecuador - một trong những khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới cho thấy cuộc sống đại dương có thể phát triển như thế nào nếu được bảo vệ đúng cách. Ảnh: CRISTINA MITTERMEIER.
Một đàn cá sơn đỏ bơi chuyển hướng để nhường chỗ cho một con sư tử biển ở Galápagos, Ecuador - một trong những khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới cho thấy cuộc sống đại dương có thể phát triển như thế nào nếu được bảo vệ đúng cách. Ảnh: CRISTINA MITTERMEIER.
Cá voi đầu cong, loài cá có thể sống đến hơn 200 tuổi được chụp gần đảo Baffin, Canada. Một số cá thể của loài này có thể đã tận mắt chứng kiến tác động của biến đổi khí hậu kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu. Ảnh: PAUL NICKLEN.
Cá voi đầu cong, loài cá có thể sống đến hơn 200 tuổi được chụp gần đảo Baffin, Canada. Một số cá thể của loài này có thể đã tận mắt chứng kiến tác động của biến đổi khí hậu kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu. Ảnh: PAUL NICKLEN.
Thứ Ba, 11/04/2023 08:03
31 👨 430
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giải trí