Bảo mật Zero-Trust có thể ngăn chặn các cuộc tấn công Ransomware như thế nào?

Sự chuyển đổi kỹ thuật số và sự thay đổi trong mô hình làm việc đã làm thay đổi mạnh mẽ vấn đề bảo mật mạng. Các nhân viên đang phải làm việc từ xa và truy cập dữ liệu từ bên ngoài mạng công ty. Dữ liệu tương tự cũng được chia sẻ với các cộng tác viên bên ngoài như đối tác và nhà cung cấp.

Quá trình dữ liệu chuyển từ mô hình tại chỗ sang môi trường kết hợp thường là miếng mồi béo bở để những kẻ tấn công có thể lợi dụng và xâm phạm toàn bộ bảo mật mạng.

Ngày nay, các tổ chức cần một mô hình bảo mật có thể thích ứng với sự phức tạp của môi trường làm việc sau đại dịch và lực lượng lao động từ xa. Cách tiếp cận mới này phải có khả năng bảo vệ các thiết bị, ứng dụng và dữ liệu bất kể vị trí của chúng ở đâu. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng mô hình bảo mật Zero-Trust.

Vậy, mô hình bảo mật Zero-Trust là gì? Cùng Quantrimang.com tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!.

Mô hình bảo mật Zero-Trust là gì?

Mô hình bảo mật mạng truyền thống tin cậy bất kỳ người dùng và thiết bị nào bên trong mạng. Vấn đề cố hữu của cách tiếp cận này là một khi tội phạm mạng giành được quyền truy cập vào mạng, chúng có thể di chuyển tự do qua các hệ thống nội bộ mà không gặp nhiều sự phản kháng.

Mặt khác, kiến ​​trúc bảo mật Zero-Trust coi mọi người và mọi thứ là thù địch. Thuật ngữ “Zero-Trust” lần đầu tiên được đặt ra vào năm 2010 bởi John Kindervag - một nhà phân tích của Forrester Research - và được xây dựng trên nguyên tắc cốt lõi là không bao giờ tin tưởng bất kỳ ai và luôn xác minh mọi thứ.

Mô hình Zero-Trust yêu cầu xác minh danh tính nghiêm ngặt với tất cả người dùng và thiết bị trước khi cấp cho họ quyền truy cập vào tài nguyên, bất kể họ ở trong hay ngoài phạm vi mạng.

Các nguyên tắc của framework Zero-Trust

Zero-Trust là chiến lược mà quản trị viên mạng có thể xây dựng hệ sinh thái bảo mật
Zero-Trust là chiến lược mà quản trị viên mạng có thể xây dựng hệ sinh thái bảo mật

Mô hình bảo mật Zero-Trust không phải là một công nghệ hay giải pháp duy nhất. Thay vào đó, đây là một chiến lược mà quản trị viên mạng có thể xây dựng hệ sinh thái bảo mật. Dưới đây là một số nguyên tắc của kiến ​​trúc bảo mật Zero-Trust.

1. Xác minh liên tục

Mô hình Zero-Trust giả định rằng có các vector tấn công cả bên trong và bên ngoài mạng. Do đó, không người dùng hoặc thiết bị nào được mặc nhiên tin cậy và cấp quyền truy cập vào dữ liệu và ứng dụng nhạy cảm. Mô hình này liên tục xác minh danh tính, đặc quyền và bảo mật của người dùng và thiết bị. Khi mức độ rủi ro thay đổi, thời gian chờ kết nối buộc người dùng và thiết bị phải xác minh lại danh tính của họ.

2. Vi phân khúc

Vi phân khúc (Micro-Segmentation) là hoạt động phân chia các vành đai bảo mật thành các phân đoạn hoặc vùng nhỏ hơn. Điều này giúp duy trì quyền truy cập riêng biệt vào các phần riêng biệt của mạng. Ví dụ, người dùng hoặc chương trình có quyền truy cập vào một vùng sẽ không thể truy cập vào một vùng khác nếu không được cấp phép thích hợp.

Vi phân khúc giúp hạn chế sự di chuyển của những kẻ tấn công sau khi chúng có quyền truy cập vào mạng. Điều này giảm thiểu đáng kể sức mạnh của cuộc tấn công vì mỗi phân đoạn của mạng yêu cầu một sự ủy quyền riêng biệt.

3. Nguyên tắc đặc quyền tối thiểu

Nguyên tắc đặc quyền tối thiểu dựa trên việc cấp cho người dùng vừa đủ quyền truy cập cần thiết cho một trường hợp sử dụng hoặc thao tác. Điều này có nghĩa là một tài khoản người dùng hoặc thiết bị cụ thể sẽ chỉ được cấp quyền truy cập cho một trường hợp sử dụng và không có gì khác.

Quản trị viên mạng cần phải cẩn thận khi cấp quyền truy cập cho người dùng hoặc ứng dụng và nhớ thu hồi các đặc quyền đó khi quyền truy cập không còn cần thiết nữa.

Chính sách truy cập với đặc quyền tối thiểu giảm thiểu việc người dùng tiếp xúc với các phần nhạy cảm của mạng, do đó giảm bớt hậu quả từ các cuộc tấn công.

4. Bảo mật điểm cuối

Ngoài quyền truy cập với đặc quyền tối thiểu, mô hình Zero-Trust còn thực hiện các biện pháp để bảo vệ thiết bị của người dùng cuối trước các rủi ro bảo mật. Tất cả các thiết bị điểm cuối được giám sát liên tục để phát hiện hoạt động độc hại, phần mềm độc hại hoặc các yêu cầu truy cập mạng được bắt đầu từ một điểm cuối bị xâm phạm.

Lợi ích của việc triển khai mô hình bảo mật Zero-Trust

Zero-Trust giải quyết một loạt các vấn đề thường xảy ra với mô hình bảo mật truyền thống
Zero-Trust giải quyết một loạt các vấn đề thường xảy ra với mô hình bảo mật truyền thống

Zero-Trust giải quyết một loạt các vấn đề thường xảy ra với mô hình bảo mật truyền thống. Một số lợi ích của framework này với an ninh mạng bao gồm:

1. Bảo vệ chống lại các mối đe dọa bên trong và bên ngoài

Zero-Trust coi mọi người dùng và máy móc là thù địch. Nó phát hiện được các mối đe dọa bắt nguồn từ bên ngoài mạng cũng như các mối đe dọa bên trong khó nhận biết.

2. Giảm nguy cơ lọc dữ liệu

Nhờ phân đoạn mạng, việc truy cập vào các vùng mạng khác nhau được kiểm soát chặt chẽ trong mô hình Zero-Trust. Điều này giảm thiểu rủi ro chuyển thông tin nhạy cảm ra khỏi tổ chức.

3. Đảm bảo an toàn cho lực lượng lao động từ xa

Sự chuyển dịch nhanh chóng sang các ứng dụng đám mây đã mở đường cho môi trường làm việc từ xa. Nhân viên có thể cộng tác và truy cập tài nguyên mạng từ mọi nơi bằng mọi thiết bị. Giải pháp bảo mật điểm cuối giúp đảm bảo an toàn cho lực lượng lao động phân tán như vậy.

4. Một khoản đầu tư tốt để chống mất dữ liệu

Xem xét mức độ tốn kém của các vụ vi phạm dữ liệu, việc triển khai phương pháp bảo mật theo mô hình Zero -Trust nên được coi là một khoản đầu tư tuyệt vời để chống lại các cuộc tấn công mạng. Bất kỳ khoản tiền nào được chi cho việc ngăn chặn mất mát và trộm cắp dữ liệu đều là khoản chi đáng giá.

Thứ Tư, 27/10/2021 08:01
4,25 👨 557
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giải pháp bảo mật