Tại sao MacBook Pro mới cần tới 2 card đồ hoạ

MacBooks mới nâng cấp mạnh mẽ đồ hoạ, từ bỏ chipset tích hợp cổ lỗ của Intel để đến với chipset kết hợp GPU "hai trong một" GeForce 9400M của Nvidia và card đồ hoạ rời 9600M GT mạnh mẽ. Nhưng tại sao lại cần tới 2 card đồ hoạ cùng lúc?

Điểm đáng chú ý nhất về cấu hình của MacBook mới chính là mảng đồ họa đã được nâng lên một đẳng cấp khác. Apple đã hoàn toàn từ bỏ đồ họa tích hợp và chipset cũ chậm chạp của Intel, thay vào đó là chipset mới của Nvidia tích hợp bộ xử lý đồ hoạ GPU và chipset trên một chip duy nhất - GeFore 9400M. Hãy xem 2 card đồ họa GeFore 9400 M tích hợp và GeForce 9600 M GT rời hoạt động cùng lúc đem lại cho MacBook Pro những gì.

Ý tưởng hai card đồ hoạ tích hợp và rời trên cùng một máy tính tưởng chừng bất hợp lý. Nhưng không, MacBook Pro không phải là thiết bị đầu tiên có 2 card đồ họa song song. Trước đó, SLI "lai" của Nvidia dành cho các máy để bàn cũng đã làm được việc tương tự. Người sử dụng có thể chọn card đồ họa tích hợp ít “ngốn” pin hơn khi sử dụng bình thường và chuyển sang card rời khi xử lý video hay thiết kế yêu cầu sức mạnh đồ hoạ cao cấp.

Công nghệ SLI "lai" của Nvidia cho các máy để bàn sử dụng đồng thời cả GPU rời và tích hợp khi hoạt động ở chế độ turbo. Người sử dụng có thể chuyển đổi thủ công hoặc cài đặt chuyển đổi tự động theo nguồn điện. Tuy nhiên MacBook Pro của Apple lại chỉ cho phép chọn 1 trong 2 thủ công trong System Preferences, sau đó phải thoát và đăng nhập lại lại khá phiền phức. Thời gian sử dụng thực sự là vấn đề đối với MacBook Pro mới khi mà card tích hợp 9400M cho thời gian vận hành là 5 giờ, tương đương với card 8600M GT rời trước đây, trong khi 9600M GT thì chỉ có 4 giờ.

Một lý do nữa để MacBook và Pro đều được nâng cấp lên card đồ hoạ cao hơn là do sử dụng hệ điều hành Snow Leopard, có khả năng xử lý ác vụ song song và chuyển bớt phần việc - không chỉ thuần dựng hình - cho card đồ hoạ. Card đồ hoạ là ứng cử viên lý tưởng cho việc xử lý các tác vụ song song, và thực tế là bộ xử lý đồ hoạ đang ngày càng tiến gần hơn với vi xử lý thông thường.

Nvidia đã đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu về xử lý đồ họa GPGPU - tận dụng sức mạnh của GPU cho các ứng dụng thông thường thay vì chỉ có các tác vụ đồ hoạ. Trên thực tế, hãng có bộ công cụ riêng, gọi là CUDA cho phép các lập trình viên tận dụng sức mạnh vi xử lý đồ hoạ với ngôn ngữ lập trình thông thường. PhysX, cơ chế xử lý hiệu ứng vật lý trong trò chơi điện tử hẳn là ứng dụng CUDA được biết tới nhiều nhất hiện nay. CUDA phiên bản dành cho Mac được "trình làng" vào tháng Tám vừa rồi. Card đồ hoạ của Nvidia cũng hỗ trợ ngôn ngữ lập trình đồ hoạ của riêng Apple, gọi là OpenCL.

Dù bạn là ai, sử dụng máy tính với mục đích đơn giản như soạn thảo, lướt nét, Photoshop hay chơi game, xem và cắt ghép video, card đồ họa cũng đóng một vai trò quan trọng - không chỉ đối với những sản phẩm công nghệ trong vài năm tới mà còn với cả phương thức vận hành của các hệ điều hành tưong lai.

Thứ Hai, 20/10/2008 09:03
31 👨 2.206
0 Bình luận
Sắp xếp theo