Sau một thời gian sử dụng, màn hình vi tính tinh thể lỏng (LCD) sẽ xuất hiện các trục trặc kỹ thuật, mà người dùng có thể chỉ mất vài trăm nghìn đồng để sửa chữa, nhưng cũng có thể phải chi tiền triệu để thay màn hình mới.
Hiện tượng thường thấy nhất chính là màn hình bị một vết (hoặc một khu vực) có màu đậm hơn các khu vực xung quanh (được gọi nôm na là vết bầm). Hiện tượng này gây nên do trong quá trình di chuyển màn hình đã để một vật gì có cấn hoặc ấn mạnh vào mặt màn hình. Chỉ cần để một thời gian, vết bầm sẽ nhạt dần và nếu bị cấn trong thời gian ngắn, chưa tổn hại đến bề mặt màn hình thì vết bầm sẽ biến mất hẳn.
Hiện tượng thường thấy thứ hai là màn hình LCD hiển thị các sọc dọc hoặc ngang liên tục trên một phần hoặc toàn bộ màn hình. Nguyên nhân thường là do dây tín hiệu màn hình không gắn chặt vào màn hình hoặc CPU. Nếu đã kiểm tra lại dây mà vẫn còn triệu chứng trên thì là do tiếp xúc của bo mạch (board) xử lý tín hiệu với màn hình bị hở. Việc hở mạch còn gây nên hiện tượng màn hình hiển thị màu không đúng, màu sắc lòe loẹt, chữ lem nhem và hình ảnh trên màn hình chuyển thành màu đỏ, hoặc tệ hơn là mất màu hoàn toàn.
Ngoài những trục trặc nêu trên, màn hình LCD còn có thể gặp phải "bệnh nặng" như hư bo mạch cung cấp nguồn điện, hư bộ phận cao thế cấp điện cho đèn nền, đèn nền bị yếu và màn hình xuất hiện điểm chết.
Việc sửa chữa bo mạch cung cấp nguồn điện hiện nay không còn là vấn đề quá khó khăn với các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Nhưng điều đáng sợ nhất là không có linh kiện thay thế vì các IC trên bo mạch nguồn được xếp vào hàng "đặc chủng". Chính vì vậy, phần lớn các tiệm sửa chữa đồ điện tử và một số trung tâm bảo hành (ngay cả trung tâm bảo hành chính hãng) chỉ khắc phục được lỗi này với tỷ lệ trên dưới 60%. Chi phí khắc phục lỗi của bo mạch nguồn dao động từ 300.000 đến 600.000 đồng, tùy theo số lượng IC được thay thế.
Với lỗi bộ phận cao thế cấp điện cho đèn nền có thể khiến bạn phải trả mức phí từ 250.000 đến 600.000 đồng, tùy theo thương hiệu và kích thước màn hình. Còn với hiện tượng màn hình bị mờ với nguyên nhân là do đèn nền bị yếu thì bạn phải thay linh kiện này với giá 300.000-350.000 đồng.
Cuối cùng, điều được xem là "kinh khủng" nhất đối với màn hình LCD chính là việc làm vỡ lớp kính bảo vệ bên ngoài, đồng thời tác động đến lớp hiển thị bên trong. Màn hình ngay lập tức sẽ xuất hiện các vệt đen rồi lan rộng ra theo các vết nứt và cuối cùng là... bạn phải mua một màn hình mới. Do vậy, hãy hết sức cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển màn hình LCD.
Lỗi thường gặp của màn hình máy tính LCD
3.075
Bạn nên đọc
-
Công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật
-
Diện tích hình trụ: Diện tích xung quanh hình trụ, diện tích toàn phần hình trụ
-
UPnP là gì? Tại sao nên vô hiệu hóa nó trên router?
-
Nên dùng PowerShell hay Command Prompt?
-
Intel XeSS là gì? So với Nvidia DLSS như thế nào?
-
Abandonware là gì? Có hợp pháp không?
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
Kiểm soát định dạng khi dán văn bản trong Word
Hôm qua -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Cách xóa khoảng trắng giữa các chữ trong Word
Hôm qua