Đánh giá của khách hàng (Customer Review) ảnh hưởng tới SEO như thế nào?

Dưới đây là những cách có thể khiến đánh giá của khách hàng giúp nâng cao hiệu quả SEO cho trang.

Sau buổi thuyết trình của Chris Bullick - Giám đốc quản lý và Trưởng phòng Marketing của Pull Digital - tại Brighton SEO về việc đánh giá của khách hàng (customer review) của có thể ảnh hưởng tới quyết định mua hàng như thế nào và điều đó có ý nghĩa gì với SEO, tờ Search Engine Watch đã đưa ra những cách có thể khiến đánh giá của khách hàng giúp nâng cao hiệu quả SEO cho trang.

Khi nói tới việc sử dụng review như 1 chiến lược thương hiệu, dưới đây là những con số thống kê rất thuyết phục cho luận đề này:

  • 90% khách hàng đọc đánh giá trước khi xem sản phẩm.
  • 31% khách hàng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn 31% khi có các đánh giá cực tốt.
  • Đánh giá có thể giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh nếu sử dụng nội dung do người dùng tạo.
  • 72% khách hàng chỉ hành động sau khi đọc được đánh giá tích cực.

Các tiêu chí đánh giá thứ hạng của Google luôn luôn thay đổi và dường như ngày càng tập trung vào nội dung, tính độc nhất, thân thiện trên các thiết bị và khả năng chia sẻ trên các mạng xã hội. Tức là, mỗi một nội dung mới được đưa lên trang đều cần phải:

  • Độc nhất - không xuất hiện ở bất kì nơi nào khác trên mạng.
  • Liên quan - chứa nội dung mà bộ tìm kiếm xác định là có chủ đề liên quan.
  • Hữu ích - giải quyết được truy vấn của người tìm kiếm theo cách có giá trị và hiệu quả.
  • Có giá trị độc nhất - cung cấp thông tin mà không nơi nào khác có.
  • Trải nghiệm UX tốt - đơn giản, dễ dùng trên mọi thiết bị.
  • Dễ được truyền bá - trả lời 1 cách thuyết phục câu hỏi "ai sẽ truyền bá nội dung này và vì sao?"

Ước tính rằng các đánh giá (review signal) chiếm tới 9.8% trong tổng tiêu chí đánh giá xếp hạng, có nghĩa là chúng ta không thể bỏ qua chúng khi làm SEO, đặc biệt là khi thương hiệu của bạn có thể được lợi từ chúng. Dưới đây là những cách giúp các đánh giá từ khách hàng có thể hỗ trợ cho SEO.

6 cách đánh giá của khách hàng (customer review) có thể giúp SEO

Tạo nội dung mới và do người dùng tạo

Nội dung không bao giờ là đủ và đánh giá chính là hình thức rất hay để người dùng tạo ra nội dung, và từ đó có tầm ảnh hưởng cao hơn với khách hàng trong tương lai. Thêm nữa, đây cũng là hình thức hay để tạo nội dung liên quan nên khuyến khích dùng.

Nâng cao traffic cho các từ khóa dài (long-tail keyword)

Bởi người đánh giá là khách hàng của sản phẩm, ngôn ngữ họ sử dụng chính là những gì mà người dùng bạn hướng tới sẽ sử dụng. Nhờ thế, có 1 luồng đánh giá ổn định sẽ giúp hướng nhiều traffic tới trang thông qua các từ khóa chính xác, đến trực tiếp từ chính khách hàng của bạn.

Nâng cao các tương tác xã hội

Sẽ thế nào nếu như các đánh giá ấn tượng không chỉ giúp sản phẩm của bạn trở nên phổ biến hơn mà còn tăng lượng tiếp cận và cả doanh thu? Sao không nghĩ tới việc sử dụng đánh giá như 1 chiến lược xã hội, 1 cách để chứng minh tình yêu và sự yêu thích của khách hàng với sản phẩm của bạn?

Google ưa thích các trang được đánh giá cao

Google luôn đưa vào xem xét mức độ đánh giá trang (rating) và luôn thích các trang được đánh giá cao. Nếu các minh chứng về sự yêu thích của cộng đồng này có thể nâng thức hạng cho trang thì bạn không chỉ nên thêm chúng vào website mà còn cần tập trung tìm cách cải thiện chúng.

Nhận những đánh giá sao dễ nhìn

Khi các đánh giá sao (star rating) hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google, khách hàng triển vọng có thể ngay lập tức đánh giá mức độ tin cậy của trang có đủ để khiến họ click vào hay không. Điều này sẽ giúp tăng traffic cho trang và có thể là cả doanh thu nữa (nhưng thường sẽ không dễ như thế).

Google dựa vào những đánh giá trang của bên thứ 3 để xác định mức sao đánh giá cho trang của bạn. Bạn sẽ phải có ít nhất 30 đánh giá trong năm với mức trung bình là 3.5 hoặc hơn. Đánh giá sao có thể giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi tới tối đa 17%, đây cũng là con số khích lệ và đáng để khiến chúng ta nghiên cứu thêm về chúng.

Cải thiện thứ hạng sản phẩm

Bởi nhiều người tìm kiếm đánh giá về sản phẩm, sẽ có nhiều cơ hội bạn nhận được thứ hạng cao hơn trong SERP, tăng cơ hội được nhìn thấy trong bộ tìm kiếm với từ khóa "tên sản phẩm" + review.

Đây cũng có thể được coi là 1 cơ hội khác để tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay trong bộ tìm kiếm với nhiều thông tin chi tiết hơn về sản phẩm.

Làm thế nào để tận dụng tối đa đánh giá?

Theo Chris Bullick, dưới đây là những cách hay nhất để sử dụng các đánh giá này như 1 chiến lược thương hiệu.

  • Có chiến lược rõ ràng - bạn sẽ không muốn phó mặc danh tiếng thương hiệu của mình cho may rủi.
  • Khuyến khích đánh giá - có nhiều cách để khuyến khích thêm nhiều đánh giá, có thể là thông qua các chiến dịch email, ngay trên trang hoặc các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy hỏi người dùng liên tục, các đánh giá mới luôn được chào đón.
  • Theo dõi và cải thiện - không chỉ là kiếm thêm đánh giá mới, bạn cũng cần phải cải thiện mức đánh giá để tăng tỉ lệ chuyển đổi. Trao đổi thường xuyên hơn với dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể giúp bạn hiểu được khách hàng muốn gì ở sản phẩm, cố gắng cải thiện và hướng tới những đánh giá tốt hơn.
  • Trao giải cho đánh giá - bởi bạn tìm kiếm nhiều đánh giá hơn, sử dụng giải thưởng có thể hữu ích nhưng đừng cung cấp nhiều quá.
  • Đúng nơi đúng lúc - không phải khi nào (và nơi nào trên trang) yêu cầu khách hàng đánh giá cũng là hợp lý, đặc biệt là khi bạn quan tâm tới "hành trình mua hàng". Khi hỏi đánh giá, hãy đảm bảo bạn hướng tới đúng đối tượng (khách hàng) thay vì chỉ là những đối tượng chung chung như những người chỉ ghé trang 1 lần.
  • Sử dụng rich snippet (đoạn thông tin hiển thị trên kết quả trả về của bộ máy tìm kiếm) - rich snippet trên trang sản phẩm có thể giúp đánh giá của bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm, miễn là chúng chứa đúng nội dung sản phẩm để giúp Google có thể tìm ra.

  • Phản hồi lại các đánh giá - đánh giá chỉ là 1 phần trong quá trình tương tác với khách hàng, vậy nên bạn cần trả lời, phản hồi thậm chí với cả các đánh giá không tốt. Hãy luôn luôn xin lỗi những khách hàng thất vọng vì sản phẩm và sẵn sàng giúp đỡ nếu có thể.
  • Hãy bình tĩnh - sử dụng giọng điệu thể hiện thương hiệu của bạn. Hãy nhớ rằng luôn tỏ ra lịch sự, hữu ích nhưng vẫn phải chân thành, nâng cao trải nghiệm khách hàng khi cần.
  • Đăng ký các trang đánh giá của bên thứ 3 tốt nhất - bởi Google dựa vào các trang đánh giá bên thứ 3 để xác định đánh giá cho trang của bạn nên việc tìm hiểu thêm về các trang này có thể là ý tưởng hay để xây dựng danh tiếng, dẫn tới SERP tốt hơn.
  • Đừng quên đánh giá của Facebook - chiến lược sử dụng đánh giá của bạn chắc chắn không nên bỏ qua các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook bởi đây là nơi nhiều người dùng tìm tới thương hiệu hay sản phẩm.

  • Tiếp nhận những đánh giá không tốt - các đánh giá tiêu cực vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đánh giá bởi người dùng cũng có xu hướng tìm và đọc chúng. Hãy theo dõi để cải thiện trải nghiệm khách hàng, luôn sẵn sàng phản hồi và đừng bao giờ xóa hay giấu chúng.
Thứ Tư, 14/09/2016 12:00
3,835 👨 2.374
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thủ thuật SEO