Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đang được triển khai đến hết ngày 30/4/2021, áp dụng cho tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước. Cuộc thi này sẽ triển khai các câu hỏi về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân... Người thi sẽ trả lời tất cả 20 câu hỏi trong vòng 20 phút. Mỗi người được thi 3 lần để có thể cải thiện kết quả thi của bản thân. Cuộc thi sẽ tổng kết các câu trả lời gửi về và có phần thưởng với các giải. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đăng ký thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử.
Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử
Câu hỏi 1: Văn bản nào dưới đây quy định về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta?
Đáp án: Sắc lệnh 14-SL năm 1945
Câu hỏi 2. Ngày nào là ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta.
Đáp án. 06/01/1946
Câu hỏi 3. Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là ngày nào?
Đáp án. Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021
Câu hỏi 4. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Đáp án. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
Câu hỏi 5. Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
Đáp án: Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử
Câu hỏi 6. Trường hợp nào sau đây cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu?
Đáp án: Cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được
Câu hỏi 7. Trường hợp nào sau đây không tuân thủ nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo quy định tại Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Đáp án: Cử tri ủy quyền cho người khác sử dụng phiếu bầu của mình để thực hiện việc bầu cử do bận công việc không trực tiếp tham gia bầu cử
Câu hỏi 8. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đáp án: Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp nào thì được gửi tới Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó.
Câu hỏi 9. Khi tiến hành bỏ phiếu, do sơ suất anh A đã gạch nhầm tên người được bầu và anh muốn đổi phiếu bầu khác. Hỏi trong trường hợp này, phiếu bầu của anh A sẽ được xử lý thế nào?
Đáp án: Tổ bầu cử sẽ phải thu hồi phiếu gạch hỏng đó và cấp cho anh A phiếu bầu khác
Câu 10. Tại đơn vị bỏ phiếu X, sau khi kiểm phiếu, có 02 người ứng cử là A và B ở cuối danh sách trúng cử có số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử là 01 người. Hỏi việc xác định ai là người trúng cử dựa theo nguyên tắc nào?
Đáp án: Người nhiều tuổi hơn là người trúng cử
Câu 11. Phiếu bầu nào sau đây được coi là hợp lệ?
Đáp án: Phiếu bầu đủ số lượng đại biểu hoặc bầu ít hơn số lượng đại biểu được bầu theo quy định.
Câu 12. Trong quá trình tổ chức bầu cử, Tổ bầu cử xử lý như thế nào đối với cử tri đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 theo quy định của pháp luật?
Đáp án. Tổ bầu cứ phải mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử tới địa điểm có mặt cử tri.
Câu hỏi 13. Cơ cấu số lượng địa biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số dự kiến chiếm ít nhất bao nhiêu phần trăm trên tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội?
Đáp án. Ít nhất 18%
Câu hỏi 14. Điền cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định về vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho … của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”?
Đáp án: Ý chí, nguyện vọng
Câu hỏi 15. Nội dung nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội?
Đáp án: Có trình độ thạc sĩ trở lên
Câu hỏi 16. Tiêu chuẩn nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?
Đáp án: Có trình độ cử nhân trở lên
Câu hỏi 17. Pháp luật quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri như thế nào?
Đáp án: Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm
Câu hỏi 18. Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cuối cùng trong giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội?
Đáp án. Quốc hội
Câu hỏi 19. Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền hủy bỏ kết quả bầu cử ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đó?
Đáp án: Hội đồng bầu cử quốc gia
Hướng dẫn đăng ký thi tìm hiểu pháp luật
Bước 1:
Trước hết bạn truy cập vào trang Cuộc thi trực tuyến theo link dưới đây rồi nhấn vào nút Vào thi.
Bước 2:
Hiển thị giao diện như hình dưới đây, chúng ta sẽ điền tất cả các thông tin được yêu cầu có gắn dấu * màu đỏ. Những thông tin khác không có gắn dấu thì bỏ qua không điền cũng được.
Khi điền xong thì nhấn nút Bắt đầu ở bên dưới.
Bước 3:
Ngay sau đó hiển thị giao diện của 19 câu hỏi trắc nghiệm về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, một số quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Bạn nhấn vào đáp án mình chọn.
Câu hỏi 20 cuối cùng là câu hỏi dự đoán số lượng người sẽ trả lời đúng mà bạn phải bắt buộc trả lời câu hỏi này.
Bước 4:
Cuối cùng bạn điền mã xác nhận hiển thị ở bên cạnh rồi nhấn nút Gửi bài là xong.
Giải thưởng của cuộc thi tìm hiểu pháp luật
Người đạt giải được ban tổ chức cuộc thi cấp Giấy chứng nhận và mức giải thưởng gồm:
- 1 giải nhất: 6.000.000 đồng/giải.
- 5 giải nhì: 3.000.000 đồng/giải.
- 10 giải ba: 2.000.000 đồng/giải.
- 20 giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải.