Google Ad Manager là một nền tảng quảng cáo toàn diện của Google dành cho các nhà xuất bản, quảng cáo và truyền thông đa phương tiện khác. Nó cung cấp một bộ công cụ và dịch vụ để quản lý, phân phố, tối ưu hóa và kiếm tiền từ các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số trên những nền tảng khác nhau, bao gồm web, app mobile, video và kênh online khác.
Một số khía cạnh và chức năng chính của Google Ad Manager:
- Phân phối quảng cáo: Chủ yếu được biết đến nhờ khả năng phân phối quảng cáo. Nó cho phép nhà xuất bản phân phối quảng cáo hiệu quả tới các sản phẩm kỹ thuật số, đảm bảo quảng cáo hiện tới đúng khán giả ở đúng thời điểm.
- Quản lý khoảng không quảng cáo: Nhà xuất bản có thể quản lý chỗ trống quảng cáo, bao gồm số lượng và nơi đặt, trong Google Ad Manager. Điều này giúp họ tối ưu hóa khoảng không quảng cáo, đặt quy tắc giá và kiểm soát các kiểu quảng cáo hiện trên sản phẩm của họ.
- Quản lý quảng cáo: Cho phép nhà xuất bản lên lịch, nhắm mục tiêu và phân phối quảng cáo theo chiến dịch. Nó hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau, bao gồm màn hình, video…
- Nhắm tới khán giả mục tiêu: Ad Manager cung cấp các khả năng nhắm mục tiêu theo khán giả nâng cao. Nhà xuất bản và nhà quảng cáo có thể nhắm tới đối tượng theo nhân khẩu học, sở thích, hành vi và vị trí địa lý để đảm bảo quảng cáo tới khán giả liên quan nhất.
- Quảng cáo lập trình: Hỗ trợ quảng cáo theo chương trình, cho phép nhà xuất bản tự động mua và bán khoảng không quảng cáo qua đặt giá thầu tại thời gian thực và giao dịch trực tiếp theo chương trình.
Các kiểu quảng cáo trong Google Ad Manager
Display Ads
Một kiểu quảng cáo thường được dùng cho quảng cáo online. Chúng là những quảng cáo trực quan, có thể được tạo từ ảnh tĩnh, hình ảnh động hoặc media phong phú. Chúng được thiết kế để hiện trên web, app mobile và nền tảng kỹ thuật số khác. Display Ads thường ở định dạng JPEG, PNG, GIF hoặc HTML5.
Display Ads phù hợp cho quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Video Ads
Đây là kiểu quảng cáo được thiết kế dành cho quảng cáo sản phẩm bằng video trên web, app mobile và TV. Video ads được phân thành 2 loại:
- In-stream Video Ads: Quảng cáo hiện trước, trong khi hoặc sau nội dung video chính trên web hoặc app.
- Out-stream Video Ads: Quảng cáo xuất hiện trong nội dung không phải video như bài viết hoặc giữa các đoạn văn bản. Chúng tự động phát khi ở trong trình xem và có thể ít gây gián đoạn hơn so với quảng cáo in-stream.
Native Ads
Quảng cáo này được thiết kế để hòa trộn liền mạch vào nội dung trên web hoặc app mà chúng sử dụng. Chúng được phân thành 4 loại:
- In-Feed Ads hiện trong nguồn cấp nội dung như trong danh sách bài báo hoặc sản phẩm.
- In-Articles Ads tích hợp liền mạch trong bài báo hoặc nội dung khác, thường khớp với font và thiết kế văn bản.
- Promoted Listings thường được dùng trong thương mại điện tử. Nó là những quảng cáo sản phẩm hay mặt hàng được liệt kê trong thị trường.
- App Install Ads có thể quảng cáo các ứng dụng khác và xuất hiện trong app trên mobile.
Audio Ads
Quảng cáo bằng âm thanh, không hình ảnh, đặc biệt phù hợp với những thương hiệu muốn tăng sự phổ biến của các nền tảng podcast, phát audio mà họ đang phát triển.
- Dynamic Creative là tính năng quảng cáo nâng cao, cho phép tạo và phân phối nội dung có mục tiêu và được cá nhân hóa cao tới khán giả. Hình thức quảng cáo này thường cho lượt click cao hơn.
- Custom Creatives chỉ một quảng cáo được thiết kế và phát triển đặc biệt nhằm đáp ứng mục tiêu đặc biệt không theo chuẩn thông thường.
- Ad Exchange Creatives được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch quảng cáo lập trình, cung cấp cho nhà quảng cáo quyền truy cập vào khoảng không quảng cáo cao cấp và khả năng đặt giá thầu cho số lần hiển thị quảng cáo trong các phiên đấu giá theo thời gian thực.
Trên đây là những điều bạn cần biết về quảng cáo trong Google AdManager. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.