15 câu hỏi thú vị về Firewall

1. Firewall là gì?

Firewall là một công cụ phần cứng hoặc phần mềm giúp bạn tránh được sự tấn công của các hacker, sâu máy tính, virus... khi truy cập vào mạng Internet. Nếu bạn sử dụng máy tính cá nhân tại nhà hoặc bạn là một doanh nghiệp nhỏ, thì sử dụng firewall là cách quan trọng và hiệu quả nhất để bảo vệ máy tính của bạn.

2. Tại sao người sử dụng máy tính lại cần đến firewall?

- Nếu không có firewall, khi truy cập vào Internet, các hacker sẽ dễ dàng đột nhập và ăn cắp thông tin cá nhân của bạn. Chúng có thể cài đặt những mật mã phá hủy các file hoặc gây ra sự cố cho máy tính. Chúng cũng có thể sử dụng máy tính của bạn để lan truyền virus ra các máy khác trong cùng hệ thống. Sử dụng firewall sẽ giúp bạn tránh được những phiền toái trên, dù bạn truy cập Internet bằng phương pháp nào - qua modem, cáp, hoặc thuê bao kỹ thuật số (DSL hoặc ADSL).

3. Nếu đã có sẵn chương trình firewall trong máy, tôi phải khởi động như thế nào?

- Nếu bạn sử dụng Windows Vista hay Windows XP, trong máy đã cài đặt sẵn chương trình Sevirce Pack 2 (SP2):
+ Click Start, sau đó click Control Panel
+ Vào phần Security Center, kích hoạt Windows Firewall
- Nếu hệ Windows XP của bạn chưa cài đặt sẵn SP2, bạn có thể download chương trình này tại địa chỉ www.microsoftupdate.com.
- Nếu bạn sử dụng 1 hệ Window khác như Win2000, Win 98..., bạn nên mua phần mềm hoặc phần cứng firewall ở ngòai và cài vào máy tính.
- Nếu bạn chưa chắc chắn là máy tính của mình đã có firewall hay chưa, bạn có thể vào Folder All Program để kiểm tra. Click Start, sau đó vào All Program, tìm xem chương trình firewall đã được cài đặt hay chưa. Các phần mềm firewall thường có những tên gọi như McAfee, Symantec, Tiny Personal Firewall...

4. Hệ điều hành Window của tôi không có sẵn chương trình firewall. Tôi nên làm gì?

- Những hệ điều hành Window cũ như Win 2000, Win Millennium Edition (Me), Win 98 đều không cài đặt sẵn chương trình firewall. Nếu muốn sử dụng chương trình này, bạn có thể mua ngoài để cài đặt vào máy.

5. Windows Firewall có những tác dụng gì?

- Windows Firewall có tác dụng bảo vệ các chương trình và thông tin trên máy tính cá nhân khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài, đặc biệt là khi người sử dụng truy cập Internet. Firewall theo dõi tất cả những thông tin xuất phát từ máy tính của bạn và tự động bảo vệ chúng khỏi virus.

Khi cần thiết, chương trình firewall sẽ mở những cửa sổ bảo vệ và cho phép máy tính của bạn nhận các thông tin theo yêu cầu, ví dụ như một trang web mà bạn đã kích vào address. Còn những thông tin tự động gửi đến máy tính không theo yêu cầu sẽ bị firewall chặn lại.

6. Ngoài firewall, còn cần phải có những biện pháp bảo vệ nào khác không?

- Chương trình firewall không thể đảm bảo 100% an toàn cho máy tính của bạn tuy đây đang là biện pháp được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài firewall, bạn nên sử dụng thêm một số phương pháp bảo vệ khác, như update hệ điều hành, cài đặt các phần mềm chống virus như Windows Live OneCare, Antispyware...

7. Tôi có nên sử dụng firewall không nếu tôi có nhiều hơn 1 chiếc máy tính ở nhà và công sở?

- Nên. Vì virus có thể lây lan từ một sang nhiều máy khác trên cùng một hệ thống.

8. Nếu máy tính của tôi thuộc hệ điều hành chủ của công ty, tôi có nên bật chương trình firewall lên không?

- Trong trường hợp này, bạn nên tuân theo các yêu cầu của bộ phận điều hành máy chủ. Trong một số trường hợp, bộ phận điều hành sẽ mặc định tất cả các máy trong hệ thống không thể sử dụng được chương trình firewall. Nếu máy tính cá nhân của bạn thực sự cần thiết phải có chương trình firewall, hãy thảo luận với bộ phận kỹ thuật để cài đặt riêng chương trình.

9. Tôi có nên sử dụng chương trình firewall cả phần cứng và phần mềm trên hệ điều hành Windows XP hay không?

- Không nên. Các chương trình phần mềm firewall phức tạp không thích hợp cho máy tính cá nhân tại nhà hay doanh nghiệp nhỏ mà chỉ thích hợp với hệ điều hành của các công ty lớn. Sử dụng cả 2 chương trình firewall phần cứng và phần mềm sẽ gây khó khăn khi truy cập Internet và các sự cố không mong đợi khác.

10. Tôi hiện đang sử dụng Windows XP Home Edition. Hệ điều hành này có sẵn chương trình Internet Connection Firewall hay không?

- Có. Cả 2 hệ điều hành Windows XP Home Edition và Windows XP Professional đều có cài đặt sẵn chương trình Internet Connection Firewall.

11. Windows Firewall có thể chống lại những gì?

- Windows Firewall hoạt động như một chương trình chống lại các loại sâu máy tính. Sâu máy tính cũng tương tự như virus, nhưng nó hoạt động độc lập hơn và có thể tự động lây nhiễm mà không cần sự trợ giúp của các chương trình khác.

12. Windows Firewall không thể chống lại những gì?

- Windows Firewall trong hệ điều hành Windows XP không thể chống lại 3 loại virus sau:

+ Các loại virus lan truyền qua email, như virus Trojan, thường giả dạng các phần mềm tiện ích và máy tính sẽ bị nhiễm virus ngay khi người sử dụng mở hoặc cài đặt các file này.

+ Thư rác hoặc các chương trình bị pop-up

+ Đường dẫn tới các hệ thống không dây kém an toàn khác.

13. Chương trình firewall có bảo vệ được hệ thống không dây hay không?

- Chương trình firewall chỉ có thể bảo vệ được một máy tính trên 1 hệ điều hành không dây, chứ không thể bảo vệ được cả một hệ thống. Nếu muốn bảo vệ cả hệ thống, bạn nên sử dụng thêm các chương trình mật mã như WPA hoặc WEP.

14. Tôi sử dụng máy laptop kết nối với hệ thống máy chủ của công ty có cài đặt chương trình firewall. Tôi nên làm gì khi đi du lịch?

- Bạn nên luôn luôn bật chương trình Internet Connection Firewall lên khi bạn truy cập vào Internet qua modem hoặc bất cứ một phương pháp nào khác khi bạn đi du lịch để tránh virus lây lan ra toàn bộ hệ thống máy của công ty.

15. Tôi có thể tìm hiểu những thông tin chi tiết về Windows Firewall và Firewall nói chung ở đâu?

- Hiện nay website cung cấp đầy đủ các thông tin về firewall nhất là Microsoft. Bạn có thể truy cập vào địa chỉ www.microsoft.com, sau đó vào mục Protect your PC Support hoặc Use the Internet Connection Firewall để tìm kiếm các thông tin cần thiết.

Thu Trang

Thứ Bảy, 11/11/2006 11:25
4,34 👨 1.589
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản