Chuyển hệ thống từ Windows Small Business Server 2003 sang SBS 2011

Quản Trị Mạng - Trong bài viết hướng dẫn sau, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể và chi tiết các bước thực hiện để chuyển hệ thống sử dụng hệ điều hành Windows Small Business Server – SBS 2003 tới 2011. Để bắt tay vào thực hiện, các bạn cần chuẩn bị 1 số thứ như sau:

- Windows Small Business Server 2003 (SBS 2003)

- Windows Small Business Server 2011

- Microsoft Baseline Configuration Analyzer – được tải về từ đây.

Và dưới đây là các bước tiến hành cụ thể.

1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống SBS 2003:

Đây là bước quan trọng cần thực hiện trước tiên, đó là kiểm tra toàn bộ tình trạng hiện thời của hệ thống Small Business Server cũng như sao lưu những phần dữ liệu quan trọng. Để thực hiện, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn System State trong danh sách thành phần cần sao lưu. Và sau đó là các bản cập nhật mới nhất của SBS 2003, cụ thể:

- Windows 2003 Service Pack 2 – kiểm tra lại bằng cách nhấn chuột phải vào My Computer > Properties

- Windows Small Business Server Service Pack 1 – kiểm tra bằng cách mở Registry và tìm đến khóa:

HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Microsoft\SmallBusinessServer\ServicePackNumber

với giá trị trong dấu ngoặc là 1.

- Microsoft Exchange 2003 Service Pack 2 – kiểm tra bằng Exchange System Manager.

Sau khi đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, hãy sử dụng Windows Update để bắt đầu tiến hành quá trình cập nhật. Tiếp tục và các bạn nhớ kiểm tra những bản cập nhật này cho tới khi hoàn tất:


Trong Windows XP, các bạn mở phần Start > All Programs > Windows Update


Với Windows 7, các bạn chọn Start > All Programs > Windows Update

Và sau đó, nếu muốn kiểm tra Active Directory thì chúng ta sẽ dùng lệnh DCDIAG. Mặt khác, còn có 1 vấn đề thường xuyên khiến quá trình này thất bại, đó là do hệ thống SBS 2003 server không có địa chỉ IP trong danh sách DNS tại phần TCP/IP.

2. Thiết lập SBS 2003:

Trước khi bắt tay vào tiến hành các bước tiếp theo, thì chúng ta cần phải cấu hình lại thông số của NIC và gỡ bỏ ISA server (nếu đang sử dụng) – trong phần Control Panel > Add/Remove programs hoặc Programs and Features.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải cần đến thiết bị router phù hợp với kiểu kết nối Internet đang dùng – yêu cầu hỗ trợ NAT và địa chỉ IP trùng với NIC trên server. Sau khi hoàn tất quá trình này, hãy tắt bỏ chức năng của NIC thứ 2 và kết nối lại bằng Internet Wizard để đảm bảo rằng SBS 2003 đã được thiết lập chuẩn xác. Tốt nhất là các bạn hãy khởi động lại hệ thống để áp dụng sự thay đổi.


3. Sử dụng công cụ Migration Preparation trên SBS 2003 và tạo file Answerfile:

Trước khi tiến hành, chúng ta cần tải và cài đặt công cụ hỗ trợ Microsoft Baseline Configuration Analyzer. Sau đó, bắt đầu bằng việc cho đĩa cài đặt SBS2011 DVD vào máy server, menu autoplay hiển thị như hình dưới đây:

Tại đây, các bạn chọn phần Install the Migration Preparation Tool, màn hình tiếp theo hiển thị một số thông tin yêu cầu cài đặt và nâng cấp các thành phần trong hệ thống. Chúng tôi khuyến cáo các bạn không nên cập nhật tại bước này trừ khi hệ thống của bạn đang gặp vấn đề:

Sau khi chọn xong, bạn cần phải xác nhận rằng đã sao lưu đầy đủ hệ thống SBS:


Đánh dấu check vào ô I have a backup... và nhấn Next

Quá trình tiếp theo là chuẩn bị các thành phần cần thiết dành cho Exchange Active Directory của hệ thống server SBS 2011 mới. Chúng ta sẽ nhìn thấy màn hình sau tại bước này:

Khi quá trình này kết thúc, các bạn nhấn Next. Bước tiếp theo của Migration Wizard sẽ sử dụng các công cụ phân tích đã được cài đặt trước đó để rà soát lại lần cuối cùng, nhằm phát hiện những nguyên nhân nhỏ nhất có thể dẫn đến rủi ro trong toàn bộ quá trình tích hợp sau này:

Toàn bộ bước này sẽ diễn ra trong khoảng vài phút. Nếu kết quả hiển thị giống như hình dưới đây, nghĩa là toàn bộ hệ thống của chúng ta hoàn toàn đảm bảo:

Nhấn Next, hệ thống sẽ thông báo với chúng ta rằng phần nguồn đã được chuẩn bị xong, và 1 số lựa chọn xem các bước hướng dẫn:

Lựa chọn thứ 2 là tạo file answer, điều này khá cần thiết với toàn bộ quá trình di chuyển sau này tới nền tảng cao hơn – SBS 2011, do vậy các bạn hãy chọn lựa và thiết lập cho đúng với hình dưới. Lý do khi chúng ta chọn phần tạo file answer trên là vì hệ thống sẽ yêu cầu người dùng khai báo 1 số thông tin trong bước cài đặt tiếp theo, có thể coi đây là 1 bước kiểm tra thứ 2 trước khi thực sự tiến hành. Và 1 điểm khá quan trọng tại đây là các bạn không nên thực hiện bất cứ thao tác cập nhật nào:


Bây giờ, các bạn nên lưu lại file answer này dựa vào mục tùy chọn có sẵn. Sau đó, copy file này vào USB và cắm vào server mới cùng với đĩa cài đặt SBS2011 DVD. Màn hình hiển thị sau đây là phần đầu tiên cần lựa chọn khi chúng ta cài đặt mới:

Lựa chọn các phương án thích hợp và nhấn Next, sau đó là Install:

Bảng thông tin License Agreement (hình dưới) hiển thị, đánh dấu check vào ô I accept...Next để tiếp tục:

Tiếp theo là màn hình hiển thị thiết bị ổ cứng để cài đặt, nếu tại bước này các bạn không nhìn thấy gì thì hãy sử dụng lựa chọn Load Driver:

Tiếp tục, nhấn Next và màn hình tương tự như hình dưới sẽ hiển thị, nghĩa là quá trình cài đặt đang diễn ra:

Sau đó, hệ thống sẽ tự khởi động lại 1 lần, tiếp theo chúng ta sẽ chọn Server Migration và tiếp tục:

Chỉnh lại ngày giờ hệ thống cho khớp và Next:

Hệ thống sẽ yêu cầu các bạn xác nhận lại địa chỉ IP của hệ thống và server, kiểm tra kỹ càng tại bước này, sau đó nhấn Next:

Và tiếp tục là 1 số thông tin xác nhận, tên server cũ, domain và tài khoản quản trị... :

Nhấn Next, và chúng ta sẽ nhìn thấy màn hình yêu cầu cập nhật từ phía hệ thống, chọn phần Do not get... và Next:

Phần dưới đây là thông tin chi tiết về công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng hệ thống, những thông tin này sẽ hiển thị trong phần Companyweb/Remote Web Workplace:


Nhấn Next sau khi khai báo đầy đủ thông tin

Khi màn hình tiếp theo hiển thị như hình dưới, là quá trình cài đặt các thành phần của SBS 2011 đang diễn ra, thông thường sẽ mất khoảng 30 – 45 phút:


Hệ thống sẽ khởi động lại 1 lần trong quá trình này

Khi chúng ta nhìn thấy màn hình như dưới đây, có nghĩa là phần cài đặt cơ bản đã hoàn tất:


4. Tạo tài khoản quản trị:

Trong lần đầu đăng nhập vào hệ thống SBS 2011 sau khi cài đặt xong, chúng ta sẽ nhìn thấy màn hình điều khiển như sau:


Có nhiều điểm khá giống với SBS 2008

Cũng khá giống với SBS 2008, hầu hết các tác vụ đều phải được thực hiện bởi tài khoản quản trị, nếu không chúng ta sẽ gặp lỗi như sau khi sử dụng Migration Wizard:

Do vậy, bước đầu tiên cần thực hiện là tạo tài khoản tương ứng. Trong bảng điều khiển SBS Console, các bạn chọn Users and Groups:

Tại đây, nếu bạn thấy không hề có bất cứ tài khoản nào thì cũng đừng lo lắng, vì điều này hết sức bình thường. Chúng ta không thể nhìn thấy những tài khoản trong hệ thống khi quá trình tích hợp này chưa kết thúc. Tại cửa sổ bên phải, các bạn chọn Add a new user account:

Điền thông tin cụ thể cho tài khoản mới này, điểm quan trọng nhất tại bước này là lựa chọn User Role - Network Administrator. Nhấn Next để tiếp tục, sau đó là khâu tạo mật khẩu cho tài khoản này, cuối cùng các bạn nhấn nút Add User Account:

Quá trình tiếp theo sẽ diễn ra khoảng 5 – 7 phút:

Bước tiếp theo, chúng ta có thể kết hợp máy tính với tài khoản vừa tạo hoặc các máy tính khác trong cùng 1 hệ thống, đối với tài khoản Administrative User thì thực sự không cần thiết. Tại màn hình điều khiển chính SBS Console, các bạn chọn phần Home > Migrate to Windows SBS để tiếp tục:

Tại đây, chúng ta sẽ thấy danh sách khá nhiều việc phải hoàn tất:

Đầu tiên là thiết lập vị trí lưu dữ liệu của Exchange, Sharepoint, Shared Folders, Redirected My Documents và Windows Software Update Services. Lưu ý rằng nếu bạn không sử dụng thiết bị lưu trữ thứ 2 (ví dụ trong trường hợp có 2 ổ cứng) thì không cần thực hiện bước này, còn nếu không thì bạn sẽ nhìn thấy thông báo lỗi tương tự như hình dưới:

Khi gặp trường hợp như vậy, các bạn chọn Task Complete và nhấn Next:

Để tiếp tục các phần trên, các bạn chỉ cần lần lượt nhấn vào đường dẫn tương ứng:

Tiếp theo là quá trình kiểm tra cách thức cấu hình, tiếp tục sau đó là các phân vùng, ổ đĩa cứng và dung lượng file dữ liệu để di chuyển:

Khi kết thúc, hệ thống sẽ tiếp tục hiển thị lựa chọn của nơi chuyển dữ liệu. Bởi vì chúng ta chưa thiết lập phương pháp sao lưu trước đó nên sẽ hiển thị lỗi tại bước này, nhấn OK để tiếp tục:

Chọn lại thiết bị lưu trữ và nhấn nút Move. Khi quá trình này hoàn thiện, chúng ta sẽ nhìn thấy màn hình hiển thị như hình dưới, nhấn Finish và chuyển tiếp đến thành phần tiếp theo:


6. Thiết lập hệ thống mạng:

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang bước Configure the Network – cấu hình thông số hệ thống mạng để kết nối tới Internet:


Tại màn hình này, các bạn chọn đường dẫn Start the Connect to the Internet Wizard

Và tiếp tục thực hiện theo một số hướng dẫn:

Các bạn nên cẩn thận khi khai báo những thông tin này, nhấn Next để tiếp tục. Sau đó, quá trình kiểm tra 1 vài thông số cấu hình diễn ra, rà soát những thiết bị khác trong cùng hệ thống hoặc những dịch vụ DHCP đang hoạt động:

Quá trình sẽ không tiếp tục nếu phát hiện được bất kỳ dịch vụ DHCP nào, do vậy nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ này thì phải tạm thời tắt bỏ DHCP trước tiên:

Khi tắt bỏ dịch vụ DHCP, quá trình wizard sẽ thay đổi 1 chút và hiển thị những gì rà soát được trên hệ thống hiện thời:

Kiểm tra lại tính chuẩn xác của những thông tin này và nhấn Next, khi các bạn nhìn thấy màn hình hiển thị như sau thì có nghĩa là hệ thống mạng đã được thiết lập đầy đủ:

7. Thiết lập địa chỉ IP:

Khâu thứ 3 trong quá trình tích hợp này là Configure the Internet Address, dành cho việc cấu hình domain bên ngoài để sử dụng với hệ thống server SBS 2011:

Chọn đường dẫn Start the Internet Address Wizard và tiếp tục làm theo các bước có sẵn:

Trong phần còn lại của bài viết, chúng ta giả sử rằng đã có domain, và sử dụng công cụ điều khiển từ ISP để quản lý External DNS. Nhấn Next để tiếp tục các bước cấu hình. Tại màn hình tiếp theo, đánh dấu vào ô I already have a domain name that I want to use và nhấn Next:

Tiếp tục chọn I want to manage the domain name myselfNext:

Trong màn hình tiếp theo, các bạn điền thông tin của domain bên ngoài sẽ được sử dụng sau này, và đây cũng chính là tên miền được dùng trong đường dẫn của Remote Web Workplace, Outlook Web App, ActiveSync... và tạo các địa chỉ email sau này:

Đường dẫn Advanced Settings sẽ cho phép chúng ta thiết lập lại giá trị tên hiển thị trong cơ chế xác nhận SSL từ phần tên miền remote.domainname.com tới các thành phần khác. Trong trường hợp bạn có dùng mail.domainname.com hoặc owa.domainname.com đã được thiết lập sẵn thì đây chính là bước cần nhập thông tin cụ thể. Sau khi hoàn tất bước này, các bạn nhấn nút Configure và thay đổi lại 1 vài thông số kỹ thuật nếu muốn. Hệ thống của chúng ta sẽ hiển thị màn hình như sau:


8. Tích hợp Exchange:

Tiếp theo là những bước cần thiết để di chuyển và tích hợp phần mailbox của Exchange và thư mục Public trong hệ thống:

Để làm được việc này, chúng ta cần nghiên cứu kỹ về Exchange Management Console. Nhấn Start > All Programs > Microsoft Exchange Server 2010 > Exchange Management Console. Khi công cụ điều khiển được khởi động, các bạn mở phần Recipient Configuration > Mailbox, và tại đây chúng ta sẽ thấy tất cả các thành phần mailbox đã được liệt kê đầy đủ:

Bên cạnh đó, chúng ta có thể chọn lựa nhiều mailbox bằng cách giữ phím SHIFT hoặc CTRL. Sau khi chọn hết những mục mailbox cần di chuyển, các bạn sử dụng lựa chọn New Local Move Request trên bảng điều khiển Action Pane bên tay phải:

Tại màn hình tiếp theo, nhấn nút Browse để lựa chọn thư mục Mailbox Store trên server SBS 2011 mới, nhấn Next để tiếp tục:

Tiếp theo, hãy giữ nguyên các thông số mặc định, nếu gặp phải trường hợp mailbox không thể di chuyển được vì gặp lỗi, thì chúng ta nên thay đổi một số giá trị và thông số kỹ thuật ở đây để hệ thống bỏ qua những thành phần gặp lỗi và hoàn tất toàn bộ quá trình:

Ảnh chụp màn hình trên là những thông tin tổng quát của chúng ta trong bài thử nghiệm này, các bạn nhấn nút New để bắt đầu việc chuyển mailbox. Và khi hoàn tất, hệ thống sẽ hiển thị màn hình như sau:

Nếu bạn lựa chọn phương pháp di chuyển nhiều mục mailbox thì chỉ cần lặp lại những thao tác như trên, còn bước tiếp theo là tích hợp Public Folders. Để thực hiện quá trình này, hãy hoàn tất một số bước sau trên hệ thống SBS 2003 Server:

- Mở Start > All Programs > Microsoft Exchange Server > System Manager

- Chuyển tới phần Administrative Groups > First Administrative Group > Servers > Servername > First Storage Group

- Nhấn chuột phải vào mục Public Folder Store và chọn Move All Replicas, tại đây các bạn sẽ chỉ nhìn thấy 1 lựa chọn duy nhất trong danh sách Exchange 2010 server. Nhấn OK tại đây.

Khi quá trình chuyển dữ liệu tới hệ thống SBS 2011 server hoàn tất, các bạn hãy thoát khỏi phần thiết lập Exchange Settings.

9. Xóa bỏ Legacy Group Policies và Logon Settings:

Bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện là xóa bỏ các phần thiết lập Legacy Group PoliciesLogon Configurations không tương thích với hệ thống SBS 2011. Phương án được khuyến cáo sử dụng ở đây là bất cứ mã đăng nhập – logon script nào đang được sử dụng sẽ được chuyển tới Group Policies. Bên cạnh đó, các bạn hãy tham khảo thêm thông tin tại đây:
Xóa logon script dành cho quá trình tích hợp Windows SBS: http://technet.microsoft.com/en-us/library/cc527605(WS.10).aspx

Xóa bỏ các đối tượng Active Directory Group Policy tong quá trình di chuyển Windows SBS 2008: http://technet.microsoft.com/en-us/library/cc527585(WS.10).aspx

10. Kết hợp dữ liệu chia sẻ của tài khoản người dùng:

Những bước cơ bản để thực hiện việc này, các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây. Sau khi chúng ta thiết lập thành công hệ thống cùng với những phần thiết lập, cấu hình và kế hoạch sao lưu đối với hệ thống SBS 2003, 2011 server sẽ khôi phục tất cả dữ liệu của các tài khoản và mức phân quyền đi kèm.

Hoặc bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng robocopy – 1 phần của Windows 2003 Resource Kit để thực hiện quá trình này. Một số lệnh chức năng cơ bản của robocopy tại đây.


11. Tích hợp dữ liệu fax:

Hiện tại, trong hệ thống SBS2011 không có chức năng fax, nhưng nếu bạn đã sử dụng hoặc có dữ liệu fax lưu trữ trên SBS 2003 server thì chúng ta vẫn phải thực hiện bước này:

Chọn đường dẫn Click to start Migrating your fax data – quá trình di chuyển dữ liệu tới hệ thống server mới sẽ bắt đầu. Tại bước này, nếu hệ thống rà soát và kiểm tra thấy không có bất cứ dịch vụ fax nào đã có trên server SBS2003 thì sẽ hiển thị lỗi như hình dưới:

Đây thực chất không phải là vấn đề nghiêm trọng, chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua và coi như quá trình đã hoàn tất.

12. Kết hợp tài khoản User và Group:

Là 1 phần trong quá trình nhập server SBS 2011 tới domain có chứa SBS 2003 và tạo Domain Controller dựa vào Active Directory cùng với các tài khoản user và group. Tuy nhiên, những thành phần này lại không hiển thị trong danh sách SBS Console, điều này là dễ hiểu về chúng ta chưa hoàn tất quá trình. Để tiếp tục, các bạn hãy chọn đường dẫn Run the change user role wizard như hình dưới:

Trong danh sách hiển thị, các bạn hãy chọn mức phân quyền muốn gán cho tài khoản người dùng:

Tại màn hình hiển thị tiếp theo, đánh dấu check vào ô Display all user accounts in the Active Directory như hình dưới để hiển thị tất cả các tài khoản. Chọn những thành phần cần xử lý và nhấn nút Add để di chuyển sang phần cửa sổ bên tay phải:

Sau đó, nhấn nút Change user role, và hệ thống sẽ hiển thị màn hình kết quả như hình dưới:

13. Gỡ bỏ Exchange 2003 từ hệ thống Small Business Server 2003:

Hy vọng rằng các bạn đã hoàn tất những bước trên mà không gặp phải vấn đề nào quá phức tạp, còn nếu không thì sẽ phải dành ra khoảng thời gian khá dài để tất cả những máy tính trong hệ thống mạng tự động cập nhật tất cả thiết lập trong Exchange server. Trong trường hợp khác, nếu bạn đã tiến hành gỡ bỏ Exchange 2003 từ Small Business Server thì việc này sẽ không xảy ra, khi đó hệ thống client sẽ phải thay đổi lại theo cách thủ công.

Để thực hiện quá trình này, chúng ta sẽ phải cần đến đĩa cài đặt Small Business Server 2003 CD 2 – đã được yêu cầu trong khâu gỡ bỏ. Nếu các bạn sử dụng Recipient Policies (thực chất là những policy của Manage Mailbox), thì sẽ phải xóa bỏ các thành phần này trước tiên. Tương tự như vậy, nếu bạn dùng Recipient Policies dành cho cả việc định nghĩa, khởi tạo địa chỉ email và phân mục quản lý mailbox, thì những phần định nghĩa thiết lập đối với Mailbox Manager Settings sẽ bị xóa bỏ. Tuy nhiên, chúng ta không cần thiết phải xóa bỏ các mục policy dành cho địa chỉ email.

Trên thực tế, Recipient Update Service không được sử dụng trong Exchange 2010 và do vậy, quy trình của chúng ta không yêu cầu phải thực hiện việc này. Để thực hiện, chúng ta phải sử dụng ADSI Edit, bằng cách:

- Mở Start > Run > MMC > Click OK.

- Chọn tiếp File > Add/Remove Snap-in.

- Chọn Add > ADSI Edit > Add, đóng lại và nhấn OK.

- Nhấn chuột phải vào mục ADSI Edit > Connect to, từ menu hiển thị bên dưới phần Select a well known Naming Context, chúng ta chọn Configuration và nhấn OK.

- Tiếp tục chọn Configuration > Services > Microsoft Exchange > Organisation Name > Address List Container > Recipient Update Services.

- Nhấn chuột phải vào phần Recipient Update Service (Enterprise Configuration) > Delete.

Lưu ý rằng chúng ta chỉ cần xóa bỏ những thành phần bên trong Recipient Update Service. Và bước cuối cùng trong quá trình gỡ bỏ Exchange Server 2003 là xóa nhóm kết nối định tuyến được tạo ra trong khi cài đặt, ví dụ như hình dưới đây:


Những thành phần được chỉ định bằng mũi tên đỏ

Giờ đây khi các bước chuẩn bị đã hoàn tất, chúng ta đã sẵn sàng để xóa bỏ Exchange 2003 ra khỏi hệ thống. Các bạn mở Start > Control Panel > Add or Remove Programs, chọn phần Windows Small Business Server 2003 và nhấn Change/Remove. Trong màn hình Welcome hiển thị tiếp theo, nhấn Next và làm theo hướng dẫn:


14. Kiểm tra quá trình chuyển đổi 5 FSMO role tới SBS2011:

Toàn bộ 5 FSMO role sẽ được chuyển tới hệ thống SBS 2011, tương tự như 1 phần của quá trình cài đặt. Tuy nhiên, để thực hiện quá trình này thì các bạn phải hoàn tất toàn bộ những bước trên, cũng như hệ thống Small Business Server phải chứa đủ 5 FSMO role.

Sau đó, các bạn thực hiện những thao tác sau trên hệ thống Windows 2008 server:

- Chọn phần Start > Administrative Tools > Active Directory Users and Computers.

- Nhấn chuột phải vào domain name và chọn Operations Masters.

- Tại màn hình hiển thị tiếp theo, trên mỗi tab làm việc (RID, PDC và Infrastructure), nhấn nút Change.

- Nhấn tiếp Accept khi hệ thống yêu cầu bạn chấp nhận quá trình di chuyển.

Đây là thời điểm 3 trong số 5 role được di chuyển, để tìm được Domain Naming Master thì chúng ta cần làm như sau:

- Nhấn Start > Administrative Tools > Active Directory Domains and Trusts.

- Nhấn chuột phải vào thành phần Active Directory Domains and Trusts và chọn Operations Master.

- Nhấn nút Change thêm lần nữa và Yes tại màn hình hiển thị tiếp theo.

Giờ đây chúng ta chỉ còn lại 1 thành phần phải tiến hành. Để di chuyển role Schema Master, các bạn làm theo hướng dẫn:

- Nhấn Start > Run và gõ regsvr32 schmmgmt.dll

- Nhấn OK để xác nhận

- Nhấn tiếp Start > Run, gõ MMC và OK

- Chọn phần File > Add/Remove Snap-in trong cửa sổ điều khiển.

- Trong danh sách hiển thị, các bạn chọn Active Directory Schema và nhấn Add.

- Nhấn tiếp Close OK.

- Nhấn chuột phải vào phần Active Directory SchemaChange Active Directory Domain Controller.

- Chọn tiếp Windows 2008 Server trong danh sách và nhấn OK.

- Nhấn OK trong hộp thoại hiển thị tiếp theo.

- Tiếp tục, nhấn chuột phải vào phần Active Directory SchemaOperations Master.

- Nhấn nút Change Yes trong bảng hộp thoại hiển thị sau đó.

Đó là toàn bộ quá trình di chuyển role FSMO từ hệ thống Small Business 2003 Server.

15. Hệ thống DCPROMO SBS 2003 server:

Đây là bước cuối cùng trong toàn bộ quá trình của chúng ta, để đảm bảo sự ổn định cho hệ thống sau này, chúng ta nên kiểm tra lại lần cuối 2 hệ thống SBS 2003 và SBS 2011 đều đã được cấu hình để sử dụng server SBS 2011 dành cho DNS trong thuộc tính TCP/IP của NIC. Thành phần DNS duy nhất sẽ là địa chỉ IP của server SBS 2011.

Trước tiên, chúng ta cần đảm bảo rằng hệ thống SBS 2003 không còn là Global Catalog Server. Nhấn Start > Administrative Tools > Active Directory Sites and Services, chọn tiếp Small Business Server, nhấn chuột phải vào phần thiết lập NTDS bên dưới mục Small Business Server và chọn Properties, bỏ dấu check trong ô Global Catalog và nhấn OK. Sau đó, đóng mục Active Directory Sites và snap – in của Services.

Bước cuối cùng là chạy DCPROMO:

- Mở Start > Run, gõ DCPROMO và nhấn OK.

- Nhấn Next tại màn hình Welcome tiếp theo.

- Chú ý rằng không đánh dấu check vào ô This server is the last domain controller in the domain và nhấn Next.

- Khởi tạo mật khẩu quản trị mới của tài khoản Administrator và nhấn Next.

Hệ thống server sau đó sẽ xóa bỏ Active Directory Services khỏi SBS 2003 server, và do vậy không còn là Domain Controller nữa. Khi quá trình này hoàn tất, chúng ta hãy khởi động lại toàn bộ hệ thống 1 lần nữa để hoàn tất quá trình di chuyển. Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 01/07/2011 07:55
31 👨 1.080
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp