Chiến tranh thông tin: Virus, những

Chiến tranh thông tin: Mỹ dùng CNTT để “tấn công” Iraq (Phần 1)

Trong chiến tranh thông tin, một quốc gia có thể tìm mọi cách để đưa phần mềm có chứa virus vào hệ thống trang bị vũ khí, hoặc cũng có thể cài bom logic vào hệ thống máy tính của đối phương. Khi chiến tranh nổ ra, chỉ cần kích hoạt virus cũng có thể làm cho toàn bộ hệ thống máy tính của đối phương rơi vào tình trạng tê liệt.

Một số cường quốc còn cài các phần mềm tự hủy vào máy bay hay các trang bị vũ khí xuất khẩu, khi cần có thể khiến cho các trang bị vũ khí này tự huỷ hoại.

Khi một công ty của Nga ký hợp đồng mua của Mỹ 100 máy tính cá nhân dân dụng cỡ lớn, CIA đã nhanh chóng phát hiện ra khách hàng đầu cuối của lô máy tính đó là Bộ Quốc phòng Nga và đã bố trí rất nhiều vũ khí bí mật trong lô máy tính này. Một chuyên gia an toàn máy tính Nga cho biết: “Các thiết bị chúng tôi dùng trong cơ sở hạ tầng đều có nguồn gốc từ phương Tây, ai mà biết họ đã cài những gì vào trong đó”.

Thực trạng này đặt ra nhiều vấn đề buộc chúng ta phải suy nghĩ khi hầu như toàn bộ máy tính sử dụng trong các cơ quan nhà nước, chính phủ, ngành công an, quân đội chúng ta, phần cứng cũng như phần mềm đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Việc đảm bảo an toàn bảo mật thông tin khi sử dụng những máy móc này, đặc biệt là việc nối mạng Internet là cả một vấn đề nan giải.

Báo cáo về cuộc chiến Kosovo: Một ví dụ nữa về áp dụng chiến tranh thông tin là cuộc chiến Kosovo. Trong cuộc chiến tranh kéo dài suốt 78 ngày đêm tại Kosovo, khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà cầm đầu là Mỹ đã điều động hàng ngàn máy bay tiến hành luân phiên không kích. Khi chiến tranh kết thúc, Mỹ tuyên bố chỉ bị tổn thất 2 chiếc máy bay chiến đấu, còn Nam Tư lại tuyên bố quân đội Liên bang Nam Tư đã bắn hạ 60 chiến đấu cơ, 30 máy bay không người lái, 7 máy bay trực thăng và ngăn chặn được 238 quả tên lửa vượt đại châu. Vậy đâu là con số thật?

Một chuyên gia phân tích của Bộ quốc phòng Mỹ đã đưa ra bản báo cáo về chiến tranh ở Kosovo, nêu rõ: Trong chiến tranh ở Kosovo, Mỹ đã sử dụng 3.500 máy bay, trong đó chỉ có một chiếc máy bay tàng hình F117A và một chiếc F16 bị bắn rơi. Báo cáo còn nói, trong cuộc chiến này, Mỹ đã thành công trong việc dùng mục tiêu giả đánh lừa hệ thống rađa và tên lửa phòng không của Nam Tư. Số tên lửa Nam Tư phóng ra đều trúng mục tiêu nhưng mục tiêu đó chỉ là đồ giả thôi.

Nguyên nhân là do các chuyên gia máy tính Mỹ đã xâm nhập vào hệ thống máy tính phòng không Nam Tư. Khi các sĩ quan Nam Tư nhìn thấy mục tiêu vô định trên màn hình ra-đa thì thực ra là không có gì trên bầu trời cả. Vì vậy, ngoài một vài chiếc máy bay trinh sát không người lái ra, Nam Tư chỉ bắn rơi được 2 chiếc máy bay Mỹ. Thực tế, người ta cũng chỉ được nhìn thấy xác của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình do Nam Tư công khai phát hình.

Cuộc chiến chống quân khủng bố: Trước đây, quân khủng bố phải tìm trăm phương ngàn kế để mua thuốc nổ, súng máy hoặc lựu đạn trên một thị trường được canh chừng nghiêm ngặt thì trong kỷ nguyên Internet, họ chỉ cần một chiếc máy tính xách tay. Thay cho đội quân lăm lăm vũ khí, bọn khủng bố có thể gửi các đoàn quân số hóa (gồm các bit dữ liệu) chạy qua kênh truyền dữ liệu và lẩn vào trong mọi ngõ ngách của các máy tính cá nhân lẫn máy chủ. Chỉ bằng một cú bấm chuột, đoàn quân số hóa sẽ sinh sôi nảy nở trong lòng quân đối phương để rồi chỉ trong vòng một vài giây đồng hồ, qua những ngả đường Internet, tiến vào tất cả những phân mạng đóng kín với một tiềm năng phá hủy khủng khiếp.

Chiến tranh thông tin: Những chiến binh tương lai (Phần 3)

Thứ Bảy, 07/06/2008 08:42
31 👨 329
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp