Bài viết dưới đây được lược dịch từ bài báo của Neil Patel trên trang Quick Sprout.
Content Marketing (hay tiếp thị nội dung) và SEO, theo cách so sánh của người Mỹ thì cũng giống như bơ đậu phộng và mứt. Bạn có thể ăn chúng riêng rẽ và chúng rất ngon. Nhưng chuyện gì xảy ra khi bạn kết hợp chúng với nhau? Bơ đậu phộng và mứt sẽ bổ sung cho nhau để tạo nên món Sandwich Peanut Butter and Jelly (hay còn được viết tắt là PB&J) cực kì phổ biến và được người Mỹ ưa chuộng.
Nếu bạn muốn tăng traffic tìm kiếm cho trang thì bạn cần phải kết hợp 2 "món ăn" là SEO và Content Marketing. Chạy riêng rẽ 2 chiến dịch này sẽ không mang lại cho bạn lượng traffic lớn như khi kết hợp chúng làm một. Với những doanh nghiệp lớn, điều này có nghĩa là bạn cần phải cấu trúc lại tổ chức của mình để Content Marketing và SEO nằm trong 1 phòng. Dưới đây là 7 cách kết hợp thông minh SEO và Content Marketing.
#1. Tạo nội dung mà ngay cả Wikipedia cũng muốn link tới
Một trong những nguồn traffic liên quan tốt nhất chính là Wikipedia. Trang này hầu như đứng đầu cho mọi kết quả tìm kiếm trên Google và là một trong những trang phổ biến trên web. Tôi đã không nhận ra sức mạnh của Wikipedia cho tới kho tôi nghe bài thuyết trình về Markting tại Comedy Central. Họ nói về cách tăng traffic, đề cập tới việc sử dụng Wikipedia như 1 phần chủ chốt trong chiến lược thu hút traffic của mình.
Và họ đã kiếm được bao nhiêu traffic từ Wikipedia? Hơn 100,000 lượt ghé thăm mỗi tháng. Đó thật là một con số điên rồ!
Điều thú vị hơn nữa là họ đã nhận ra rằng những trang có link từ Wikipedia có xu hướng tạo ra nhiều backlink từ các trang khác. Vậy làm thế nào để có được nhiều link từ Wikipedia? Cách đơn giản nhất là xây dựng thông qua việc xây dựng các liên kết gãy của Wikipedia. Wikipedia có ghi chú khi có liên kết gãy để người dùng có thể chỉnh sửa và thay thế nội dung.
Xem thêm: Thuật ngữ Broken Link trong SEO là gì?
Để tìm những link chết này, bạn sử dụng cụm tìm kiếm
site:wikipedia.com từ khóa cần tìm kiếm "dead link"
Ví dụ như site:wikipedia.com dog "dead link"
Sau khi click vào kết quả hiển thị sau đó, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm (tổ hợp phím Ctrl + F) và gõ cụm từ "dead link" để tìm ra những link chết trong phần link tham chiếu của Wikipedia.
Lấy đường dẫn URL đó rồi đưa lên trang Archive.org, tạo 1 trang tương tự trên trang của bạn (giả sử như nó liên quan tới công việc kinh doanh của bạn và người ghé thăm trang cũng sẽ thấy nội dung này có giá trị). Một khi đã tạo được web tương tự, hãy quay trở lại Wikipedia, click chọn Edit ở góc phải trên cùng. Trước đó hãy nhớ tạo tài khoản người dùng và chỉnh sửa 1 vài bài khác trước. Wikipedia sẽ không muốn người dùng của mình thêm link vào trang mà muốn họ chỉnh sửa nội dung cũng như tiếp tục mang đến giá trị cho cộng đồng người dùng Wiki.
Nếu muốn công cụ nâng cao hơn, hãy đưa URL của link gãy đó vào Ahrefs để có được danh sách đầy đủ toàn bộ các trang có liên kết tới trang chết. Sau đó bạn có thể yêu cầu thay trang chết bằng link tới trang của bạn. Để sử dụng công cụ này hiệu quả, hãy tập trung lựa chọn các trang web có mức độ liên quan về từ khóa và người ghé thăm. Có thể bạn sẽ tham xây dựng từ link chết nhưng đừng để chúng mang tới toàn các trang không liên quan trên trang của mình.
#2. Viết nội dung dựa trên từ khóa
Đừng viết chỉ để viết. Hãy viết dựa trên những gì người ghé thăm trang muốn đọc cũng như từ khóa mà bạn hướng tới. Dù dữ liệu tìm kiếm bị cho là "not provided" thì bạn vẫn có thể tìm ra từ khóa nào đang kéo traffic bằng cách sử dụng các báo cáo của Google Analytics.
Một khi đã có được danh sách từ khóa mà mình nhắm tới, hãy bắt đầu xây dựng nội dung xung quanh chúng và đảm bảo là chủ đề đó có ích cho người xem. Cốt lõi của việc tăng traffic thành công với mô hình này là sử dụng tham chiếu chéo tư khóa mà bạn viết trong nội dung với Google Trends. Ví dụ như viết về các nội dung đang có xu hướng đi lên sẽ giúp traffic đi lên nhưng nếu lựa chọn các chủ đề đang đi xuống thì trang sẽ có traffic ngày càng giảm.
#3. Tạo nội dung chất lượng trước khi hướng tới số lượng
Khi Google mới ra đời, bạn có thể tạo ra bất kì kiểu nội dung nào mà vẫn có hàng ngàn lượt ghé thăm. Giờ đây thì Google đã thông minh hơn, thuật toán có thể xác định và xếp hạng nội dung chất lượng, không còn hiển thị nội dung chất lượng kém nữa. Vì thế, bạn cần tập trung tạo ra nội dung chất lượng và có chiều sâu. Tại sao? Bởi vì độ dài trung bình của 1 trang web xếp hạng 1 trên Google là ít nhất 2,000 từ. Moz cũng là 1 công cụ phân tích để xem mối liên hệ giữa số từ với backlink bởi càng có nhiều backlink thì trang càng có thứ hạng cao.
Ngoài ra, thông qua In-depth Articles của Google, bạn cũng có thể tăng traffic cho những nội dung bài viết chuyên sâu của mình. Điều mà chúng tôi tìm ra là những trang có số từ trung bình 2,183 từ thường được tăng traffic nhanh hơn. Một khi đã có thể viết 1 bài với nội dung chi tiết và có chất lượng, bạn có thể chuyển đổi sự chú ý của mình sang số lượng.
#4. Đừng quên mục câu hỏi thường gặp FAQ
Bằng cách sử dụng Qualaroo hay Survey Monkey, bạn có thể biết được vì sao người ghé thăm lại không thể biến thành khách hàng. Tất cả những gì bạn cần làm là hỏi họ các câu sau:
- Bạn muốn thấy điều gì khác trên trang?
- Lý do gì mà bạn không muốn trở thành 1 khách hàng của chúng tôi?
- Bạn quan tâm gì tới sản phẩm và dịch vụ?
Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn có thể tìm ra nguyên nhân vì sao người ghé trang lại không thể trở thành khách hàng. Bạn cũng có thể hỏi chính nhóm làm việc của mình hoặc đào sâu hơn vào hộp thư hỗ trợ để tìm ra những nguyên nhân khác. Một khi đã có được danh sách các câu hỏi và mối quan tâm của người ghé thăm, hãy tạo mục FAQ để trả lời các câu hỏi đó.
#5. Tạo blog liên quan để người dùng đăng bài
Càng có nhiều link thì thứ hạng trang càng cao. Bằng cách xây dựng 1 blog có nội dung liên quan cho khách đăng bài (công cụ guest-post), bạn có thể xây dựng link liên quan và kéo traffic liên quan. Tôi cũng đã đăng bài bằng guest-post 61 lần trên 49 trang blog marketing khác nhau. Trong những bài đăng này, tôi đưa link ngược trở lại trang Quick Sprout khi có liên quan và không bao giờ sử dụng đoạn text có liên kết là từ khóa tôi muốn dùng (rich anchor text). Bằng cách này, tôi không chỉ tăng lượng traffic tham chiếu mà còn tăng cả lượng traffic tìm kiếm.
Nếu bạn muốn tăng lượng traffic có liên quan, hãy cân nhắc các vấn đề dưới đây:
- Chỉ sử dụng guest-post trên các trang liên quan.
- Không cố "điều khiển" bộ tìm kiếm bằng cách kéo link tới trang của bạn mà chỉ link khi nó có ích cho người đọc.
- Tránh sử dụng rich anchor text (sử dụng đoạn văn bản gắn link là từ khóa).
#6. Tập trung vào chuyển đổi gián tiếp
Nếu bạn chỉ tập trung sử dụng SEO để kéo traffic bằng từ khóa để mong chuyển đổi thì bạn đang tự giới hạn lượng traffic mình có thể nhận được. Bằng cách tập trung giúp những khách hàng lý tưởng giải quyết vấn đề của họ trên blog, bạn sẽ nhận được traffic từ các từ khóa tìm kiếm ngẫu nhiên có liên quan, dù chúng không chuyển đổi ngay lập tức.
Xem thêm: Tất cả những gì bạn biết về tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi CRO đều sai lầm
Ví dụ như khách hàng lý tưởng của bạn là những người Marketer trên Internet, dù sản phẩm của bạn là các công cụ phân tích nhưng khách hàng vẫn dành thời gian và tiền bạc cho những công cụ liên quan tới Marketing khác như SEO hay tiếp thị bằng truyền thông xã hội. Vậy thì trên blog, hãy cung cấp các chủ đề liên quan như "cách cướp Follower từ đối thủ trên mạng xã hội"... Nhiều người ghé thăm trang là các nhà Marketer và họ thường sẽ không chuyển đổi thành khách hàng ngay. Nhưng sau khoảng 3 lần ghé thăm, người đọc blog có thể sẽ quyết định thử sản phẩm của bạn bởi họ thích nội dung mà bạn cung cấp. Moz cũng là trang nhận được nhiều traffic từ blog, tạo ra nhiều chuyển đổi gián tiếp cho sản phẩm.
#7. Đừng quên sử dụng các liên kết ngang cross-link
Thêm nội dung vào trang vẫn chưa đủ. Bạn cần phải có liên kết ngang (hay liên kết nội bộ - cách liên kết các trang khác nhau của bạn) tới nội dung của mình. Khi bạn có nhiều trang thì khó mà tạo ra 1 cấu trúc tảng có thể đảm bảo tất cả các trang được index. Đó là lý do vì sao bạn cần sử dụng cross-link. Chỉ cần lưu ý là hãy cẩn thận vì nếu sử dụng nhiều rich anchor text thì bạn sẽ gặp vấn đề.