Thị trường phần mềm bảo vệ các thiết bị di động như PDA, smartphone vẫn chưa thể cất cánh, bất chấp tốc độ tiêu thụ "ồ ạt" của những dòng máy như BlackBerry hay iPhone.
Doanh thu khiêm tốn
Theo ước tính của ông Enrique Salem, Giám đốc quản lý hãng bảo mật Symantec, thì doanh thu của thị trường này chỉ mới dừng lại ở mức vài trăm triệu USD/năm. Đây là một con số hết sức khiêm tốn và đáng thất vọng, nếu xét đến sự bùng nổ và quy mô của thị trường smartphone hiện nay.
"Cũng có tăng trưởng đấy. Nhưng nếu căn cứ trên số lượng PDA, số lượng smartphones bán được, bạn sẽ nghĩ là lẽ ra, tốc độ tăng trưởng phải nhanh hơn thế nhiều", ông Salem tuyên bố.
Giống như Symantec, hãng bảo mật McAfee cũng đang bày bán một số sản phẩm bảo mật dành cho thiết bị di động. Một số sản phẩm mới cũng đang được tích cực phát triển trong phòng thí nghiệm, chờ ngày "trình làng".
"Ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy cơ hội và tiềm năng ở đó, nhưng chưa ai thực sự xuất phát cả", Giám đốc điều hành Dave DeWalt bình luận.
Tại thời điểm này, bảo mật cho các thiết bị di động vẫn bị coi là tính năng "thêm mắm thêm muối" cho các chương trình phần mềm chống malware trên PC và laptop mà thôi.
Thiếu một "Windows"
Tuy nhiên, chuyên gia Mike Haro của hãng bảo mật Sophos tỏ ra lạc quan hơn khi nhận định "tình hình đang bắt đầu thay đổi". Người dùng ngày càng lưu nhiều dữ liệu quan trọng trong smartphone. Hệ quả tất yếu là họ cũng chú ý đến vấn đề bảo mật thông tin nhiều hơn.
Nguồn: VNUnet |
Các thuê bao di động đóng phí hàng tháng và họ sẽ nhận được đường link download phần mềm bảo mật về máy, trực tiếp từ các mạng di động kiểu như NTT DoCoMo.
"Mô hình này đang phát huy hiệu quả và chắc chắn nó sẽ được nhân rộng ra các nước khác trong thời gian tới. Việc cung cấp phần mềm bảo mật là một kênh kiếm tiền mới cho các mạng di động, còn bản thân người dùng cũng được lợi", ông DeWalt phân tích.
Theo giới chuyên gia, một trong nhiều lý do khiến cho thị trường bảo mật ĐTDĐ phát triển chậm là vì: Chưa có một hệ điều hành nào thực sự thống trị lãnh địa smartphone.
Hacker chưa mặn mà
Tình trạng này khác với thế giới máy tính cá nhân, nơi hệ điều hành Windows của Microsoft điều khiển tới 90% số máy đang hoạt động.
"Hacker cũng chưa thật sự hào hứng với việc tấn công smartphone. Phát triển được một công nghệ có khả năng xâm nhập nhiều hệ điều hành khác nhau là công việc rất mất thời gian. Rõ ràng, nếu kẻ xấu muốn trục lợi và kiếm tiền, hắn sẽ tìm cho mình con đường nào đơn giản nhất, ít tốn công nhất", chuyên gia Haro bình luận.
Chính vì thế, nguy cơ ĐTDĐ bị hacker tấn công thấp hơn nhiều so với việc bạn để quên điện thoại trên taxi, chứ chưa nói đến hiểm họa trên máy tính cá nhân.
"Có hai hướng đi mà bảo mật di động có thể theo đuổi trong thời gian tới: Hoặc là phát triển phần mềm mã hóa dữ liệu, hoặc là nghĩ ra cách xóa sạch dữ liệu từ xa", Salem dự đoán.
"Mã hóa và phần mềm xóa bỏ dữ liệu từ xa là công cụ cần thiết để đảm bảo cho thông tin bên trong thiết bị luôn được an toàn. Tốt nhất là nên bảo vệ smartphone của bạn ngay từ khi nó còn an toàn, hơn là "mất bò mới lo làm chuồng"."