Plasma của Panasonic thử sức cùng TV LED Samsung

Hai mẫu 3D TV sử dụng công nghệ màn hình Plasma và LED của Panasonic và Samsung được đem ra so sánh với nhau về hiệu quả hình ảnh 3D.


Hai mẫu TV được đánh giá, bên trái là TV 3D của Samsung, bên phải là TV 3D
của Panasonic. Ảnh: Gizmodo.

Một so sánh thú vị về hiệu quả trình diễn 3D của hai mẫu TV 3D mới có trên thị trường đã được Gizmodo thực hiện. Theo đó, một mẫu là TV LCD Full HD hỗ trợ 3D có kích thước màn hình 55 inch giá 2.900 USD, Samsung UN55C7000, mẫu còn lại là TV Plasma 3D của Panasonic kích thước 50 inch, P50VT20 với giá 2.500 USD.

Cả hai đều được thử nghiệm với kính 3D cần thiết của mỗi hãng, sử dụng nguồn phát là đầu Blu-ray 3D BD-C6900 Panasonic, bộ phim ba chiều Monster VS Aliens và một đĩa mẫu có kèm theo đầu phát là nội dung để đánh giá hình ảnh.

So sánh những mẫu kính 3D chuyên dụng


Bên trái là kính 3D chuyên dụng của Samsung, bên phải là sản phẩm của
Panasonic. Ảnh: Gizmodo.

Cả hai màn hình đều yêu cầu người xem phải đeo một cặp kính 3D chuyên dụng để thấy được các hiệu ứng nổi. Cặp kính bao gồm một màn trập hình LCD cho phép tắt và bật để chiếu hình ảnh cho mỗi mắt lần lượt với tốc độ 60 hình một giây. Nếu không có kính chuyên dụng, người xem sẽ thấy hình ảnh bị đan xen, trộn lẫn vào nhau.

Gizmodo cho rằng mẫu kính 3D của Samsung (hình bên trái) đơn giản, gọn gàng hơn nhưng về thiết kế thì không được đẹp mắt. Trong khi kính 3D Panasonic (ở phía phải) thì lớn hơn, nặng hơn và có cả một miếng đệm lót ở sống mũi, một phần nào đó khiến cho mũi bạn cảm thấy thoải mái hơn với trọng lượng hơi nặng của kính. Mẫu kính của Panasonic cũng có nhiều tùy chỉnh hơn, với 3 miếng lót ở sống mũi và dây vòng qua cổ khác nhau. Trong khi đó, kính 3D của Samsung không thể thay đổi được gì.

Hình ảnh 3D


Khả năng trình diễn 3D của hai mẫu TV 3D. Ảnh: Gizmodo.

Trong khi thử nghiệm, Gizmodo nhận ra rằng cả hai mẫu HDTV trên đều tạo ra được những hiệu ứng ba chiều chân thực hoàn chỉnh, giúp họ nhận thức được chiều sâu của hình ảnh. Vị trí vật thể trong không gian như xa, gần, thể hiện hoàn hảo, nhưng dù vậy, thi thoảng hiệu ứng 3D cũng bị ngắt quãng vì hình ảnh quá phẳng hoặc chuyển động quá nhanh. Điều đó có thể do nguyên nhân hiệu ứng 3D cần phải được sao chép lại vào não để nhận dạng, và đôi khi việc đó không được thực hiện, dẫn đến không có cảm nhận phát hiện ra sự sai khác giữa các hình ảnh đan xen, trộn vào nhau. (Xem thêm về quá trình nhận thức hình ảnh 3D).

Trong quá trình xem, hình ảnh của Samsung đôi khi gặp phải hiện tượng bóng ma, tạo nên những viền răng cưa xung quanh vật thể trên hình, bởi lẽ một số khung hình ảnh dành cho mắt kính phía bên trái lại được nhận ở mắt phải và ngược lại (thuật ngữ gọi là Crosstalk). Thực tế, Panasonic cũng xảy ra hiện tượng trên, tuy nhiên, mức độ nhỏ hơn.

Hiện tượng trên có thể lý giải do thời gian trập hình giữa khung ảnh trên màn hình và trên kính không được trùng khớp hoặc có thể do hiện tượng chậm trễ ở tốc độ khung hình trên màn hình LCD mà Samsung sử dụng. Màn hình Plasma như mẫu Panasonic TC-P50VT20 có thể phản ứng nhanh hơn so với màn hình LCD, bởi vậy tấm màn có thể trình diễn hai hình đan xen với độ nhiễu ở mức độ thấp nhất. Tuy nhiên vì bất kỳ lý do gì, điều này cũng gây ra cảm giác khó chịu và không vừa ý cho người sử dụng.

Khi xem một bộ phim, Gizmodo đã nhận ra rằng Panasonic tốt hơn trong việc mở rộng tầm nhìn, mặc dù cặp kính chuyên dụng nặng hơn, hiệu ứng 3D mang lại cũng thoải mái trong thời gian dài, trong khi việc nhiễu ở các khung hình cũng ít xảy ra. Nhưng khi Panasonic HDTV đã mang lại hiệu ứng 3D khá thích thú, để hiệu quả ở 3D TV cũng giống như ở những màn hình lớn tại rạp thì kích cỡ màn hình vẫn là điều quan trọng. Các nhà sản xuất phim ảnh 3 chiều luôn cố tạo ra những hiệu ứng kiểu như vật thể đang "bay vút" ra khỏi màn hình và lao vào bạn, kích cỡ màn hình chưa đủ lớn sẽ ngăn cản phần nào hiệu ứng sống động của thước phim.

Kích cỡ là một điều nên chú ý đối với các hiệu ứng 3D. Bởi vì vậy, dù màn hình có kích thước lên đến 55 inch, để gần như đang xem 3D tại rạp chiếu, người xem vẫn muốn đưa mắt mình vào gần hơn nữa.

Những điều còn lại


3D luôn là một trải nghiệm hình ảnh đầy thú vị. Ảnh: Freedomlab.

Xét đến vấn đề chi phí đầu tư cho việc giải trí 3D tại nhà. Trước tiên không thể bỏ qua chi phí dành cho những mẫu kính 3D chuyên dụng khắ đắt (khoảng 150 USD một cặp). Với Panasonic, họ bán kém một cặp kính cùng với TV trong khi Samsung thì không. Tiếp theo là đầu đĩa 3D Blu-ray, chi phí bỏ ra để sắm thiết bị đó là 400 USD, nên nhớ rằng, những mẫu đầu Blu-ray hiện nay không thể chạy được đĩa 3D Blu-ray (ngoại trừ PS3 sẽ được nâng cấp vào hè năm nay).

Tổng kết lại, nếu muốn mang công nghệ 3D về với cả 4 thành viên trong gia đình, thương hiệu Samsung sẽ tiêu tốn của bạn mất 3.700 USD và khoảng 3.350 USD đối với thương hiệu Panasonic.

Cũng đừng quên rằng, mua đồ về là có thể xem được ngay, người xem sẽ cần tìm kiếm nội dung cho thiết bị của mình. Hiện tại, sự lựa chọn đúng đắn hiện nay là bộ phim Monters vs Aliens, còn phải sau một thời gian nữa, siêu phẩm Avatar mới tái xuất trên 3D Blu-ray. Người dùng cũng nên suy nghĩ về cả giá cả và sự cần thiết trước khi sắm một bộ 3D ngay bây giờ, họ cũng có thể chờ đợi đến lúc giá của những chiếc kính và thiết bị 3D giảm bớt đi để đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo Gizmodo, lợi thế trong công nghệ 3D của Panasonic chính là hiệu quả hình ảnh ba chiều trong việc trình diễn trên Plasma, hình ảnh ba chiều thực sự tạo được ấn tượng mạnh mẽ, ngoài ra, mẫu TV của hãng cũng được đóng kèm thêm một mẫu kính chuyên dụng đắt tiền. Trong khi đó, Samsung lại yếu thế hơn trong việc so tài trình diễn hình ảnh nổi, điểm mạnh của model này là ở sự thiết kế thời trang, đẹp mắt, sáng sủa hơn và thêm vào đó là màn hình rộng hơn 5 inch so với đối thủ.

Thứ Bảy, 27/03/2010 09:46
31 👨 614
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp