Những máy video game tệ nhất mọi thời đại (Phần 1)
Bán với giá “cắt cổ”, số lượng game giới hạn hay những chương trình quảng bá quá phóng đại hay cả đặt tên quá ngớ ngẩn đã góp phần “hủy diệt” những cỗ máy chơi game này.
6. RDI Halcyon
Ra mắt cách đây hơn 2 thập kỷ nhưng chiếc máy chơi game này có giá lên tới 2.500 USD. Quả là một giá quá xa xỉ cho một cỗ máy chơi game thông thường. nếu tính theo giá trị đồng tiền của năm 1985 khi RDI Halcyon ra mắt so với năm 2009 thì giá máy sẽ khoảng 4.954 USD. Chưa nói đến tính năng máy, với giá bán như vậy chắc chắn RDI Halcyon khó có thể trở thành một cỗ máy chơi game phổ cập trên thị trường cho người dùng. Đổi lại cho cái giá “cắt cổ” này là người dùng có thể chơi video game trên các đĩa laser và tính năng nhận diện giọng nói. Khi sử dụng người dùng sẽ “đào tạo” máy bằng các từ “Có” và “Không” trong bộ nhớ. Nhà sản xuất RDI ví Halcyon với bộ não nhân tạo trong bộ phim giả tưởng nổi tiếng năm 2001 mang tên “A Space Odyssey” những các phản ứng của khách hàng không như mong muốn. Chỉ có 2 tựa game “Thayer's Quest” và “Raiders vs. Chargers” ,được tung ra cho hệ thống máy chơi game này trước khi hãng RDI bị phá sản mặc dù trước đó hãng đã cho ra mắt nhiều phiên bản chơi thử các game mới cho máy.
7. Philips CD-i
Chơi điện tử trên đĩa CD-ROM là một ý tưởng thú vị của hãng Philips nên máy chơi điện tử Philips CD-i đã được ra mắt công chúng năm 1991.
Hãng Philips đã sáng tạo ra một chuẩn đĩa CD mới để ghi nội dung chơi game của hãng và đã cấp bằng sáng chế nền tảng này cho các hãng sản xuất khác. Hậu quả là một vài năm sau, có quá nhiều các hãng sản xuất điện tử tiêu dùng sản xuất các máy chơi game CD-i tạo nên sự hỗn loạn giả thật.
Thiết kế cồng kềnh, phần mềm hỗ trợ kém, chất lượng hình ảnh không hấp dẫn và tay cầm điều khiển không thuận tiện đã khiến Philips CD-I không thể tiến xa hơn.
8. Tandy Memorex VIS
Ra mắt trong “giờ cao điểm” của thị trường các thiết bị giải trí đa phương tiện vào năm 1992, cỗ máy chơi game Memorex VIS của hãng Tandy cũng có ý tưởng tương tự như Philips CD-i cho phép chơi game trên đĩa CD. Máy chạy trên bộ vi xử lý có tốc độ thấp và hình ảnh kém hấp dẫn.
9. Tiger Telematics Gizmondo
Ra mắt năm 2005, chiếc máy chơi game video cầm tay Gizmondo do hãng Tiger Telematics sản xuất được coi như một đối thủ nặng ký trên thị trường cho các hãng lớn như Sony hay Nintendo. Bên cạnh chức năng chính chơi game máy còn hỗ trợ các khả năng giải trí khác cho người dùng như xem video, thưởng thức nhạc hay lướt Web, gừi và nhận e-mail, định vị toàn cầu. Máy có giá 400 USD vào thời điểm ra mắt nhưng doanh thu đạt được từ sản phẩm này không như dự kiến của Tiger Telematics.
Có lẽ một trong những nguyên nhân góp phần gây nên sự sụp đổ cho sản phẩm này chính là kế hoạch tiếp thị quá “khuyếch đại và phô trương”. Đến 2/2006, Gizmondo bị ngừng sản xuất và công ty tuyên bố phá sản. Và đầu năm 2008, cựu Giám đốc tại châu Âu của Tiger Telematics tuyên bố sẽ khôi phục Gizmondo nhưng hiện vẫn chưa có thông tin cập nhật về kế hoạch này.
10. RCA Studio II
Máy chơi game này có hình dáng thiết kế gần giống một chiếc bàn phím ngày nay với cân nặng 4 kg. Sản phẩm này được RCA ra mắt thị trường vào năm 1977. Hình ảnh đồ họa có màu tạo sức hấp dẫn cho các game và một điều khiển cầm tay giúp người dùng dễ dàng thoải mái khi chơi đều thiếu trên RCA Studio II. Bạn chỉ có thể điều khiển máy qua những phím bấm cùng các hình họa đơn điệu trong hai màu trắng và đen, máy lưu trữ các trò chơi trên các băng điện tử. Âm thanh chỉ phát ra từ một loa duy nhất được gắn trên Studio II khiến người dùng cũng sẽ chán nản khi chơi. Thêm vào đó, bạn sẽ nghĩ gì khi đọc đến ký tự lã mã số 2 trên tên của sản phẩm này khi biết là hãng sản xuất RCA chưa từng cho ra mắt Studio I.
Nhưng có lẽ trên tất cả, điều khiến RCA Studio II đi vào “thiên cổ” sau suốt 32 năm ra mắt chưa từng có một thống kê nào nói về những ưu điểm của sản phẩm này.