Quản Trị Mạng - Thật khó có thể phán xét một dự án thất bại là do lỗi của lãnh đạo hay do trong chính những dự án đó.
Bạn có một nhà quản lí giỏi cho một dự án tồi hay một nhà quản lí tồi cho một dự án đầy triển vọng? Cả hai tình huống này đều có thể xảy ra. Nếu không có một kiến thức cơ bản nào, bạn sẽ làm gì khi xuất hiện vấn đề từ lãnh đạo dự án hoặc với chính những dự án đó? Dựa vào kế hoạch phát triển các dự án, sơ đồ mạng và bảng giá trị chúng ta sẽ có những đặc trưng cơ bản giúp một dự án đạt hiệu quả cao.
Điều đầu tiên cần kiểm tra những thông tin về mục đích và đối tượng của dự án. Trong đó mục đích, đối tượng của dự án lại được quyết định bởi các nhà tài trợ hoặc những nhà quản lí cấp cao.
Trách nhiệm của những nhà quản lí dự án là truyền đạt chi tiết cho toàn bộ đội dự án. Nếu người quản lí không hiểu rõ về đối tượng của dự án, thì họ phải tìm hiểu lại để có thể hiểu một cách thấu đáo nhất.
Với cương vị là CEO, một nhà quản lí cấp cao hay một nhà tài trợ dự án hoặc bất cứ chức danh nào, bạn có thể tăng giá trị truyền đạt của những yếu tố này bằng việc kiểm tra các thành viên trong đội. Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời chính xác, hãy thử nghiệm với mình trước.
Nếu các thành viên của đội dự án đã hiểu thấu đáo, thì bước tiếp theo sẽ để cho một thành viên thực hiện công việc truyền đạt thông tin. Tính kiên định trong câu trả lời là một điểm quan trọng làm nên thành công của một nhà quản lí.
Điều thứ 2 cũng rất có giá trị, chính là mối quan hệ của những nhà quản lí dự án với các thành viên của đội. Ở bất kì một vị trí lãnh đạo nào, con người thường có xu hướng nghe theo những gì họ tin tưởng hoặc cảm thấy có thể làm việc hiệu quả. Vì thế, những nhà quản lí cũng cần phải có trình độ để có thể lãnh đạo được toàn bộ đội dự án. Lãnh đạo không được lòng nhân viên sẽ bị phớt lờ, nhà lãnh đạo về cơ bản phải phải kiểm soát được toàn bộ dự án. Yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất là mất khả năng cộng tác và những rắc rối liên quan đến chức vụ.
Hãy để ý những phản ứng của các thành viên trong đội với người quản lí để nhận ra họ có đang làm việc, hay phớt lờ sự dẫn dắt của lãnh đạo dự án để làm những việc riêng của họ hay không.
Cuối cùng trách nhiệm của những nhà quản lí dự án là truyền cảm hứng cho các thành viên trong đội. Nếu quản lí dự án chỉ đi vòng quanh phòng và càu nhàu la lối cả ngày về việc dự án đang gặp rắc rối thì họ sẽ không bao giờ biến thành công trở thành sự thật. Người quản lí luôn phải có tư tưởng tích cực 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Họ phải thể hiện thái độ tích cực với đội dự án, để thúc đẩy và tạo hưng phấn cho toàn đội đi đến thành công. Thái độ vui vẻ tích cực sẽ lấy lòng được tất cả mọi người, điều này rất cần cho một nhà đứng đầu một dự án.
Không quá lo lắng về khả năng cũng như những kĩ năng cứng để phát triển kế hoạch của những nhà quản lí dự án. Nên dành thời gian lo lắng vào việc làm thế nào để chính bạn và lãnh đạo dự án đạt được những mục tiêu đã đề ra, đặc biệt với những người đã có chứng chỉ PMPs, có thể phát triển kế hoạch của dự án, nhưng cũng chính là người có thể giúp toàn đội làm việc một cách hiệu quả nhất và làm nên thành công của một dự án.