Khôi phục password trong BIOS (Phần 3)

Phần 1: Reset Password BIOS dựa vào mật khẩu mặc định
Phần 2: Dùng phần mềm để khôi phục

Nếu như bạn bị thất bại khi sử dụng phương án 1 và phương án 2 . Bạn có thể thử phương án 3 - Dùng phần cứng để khôi phục BP, hoặc tham khảo phương án 4 - Xóa BP dưới đây.

Phương án 3

Thông thường khi bật PC, bạn bắt buộc phải Enter Password BIOS để có thể đăng nhập vào hệ thống. BP được lưu trữ trong bộ nhớ CMOS (thường gọi là PIN CMOS) nhằm duy trì và lưu trữ thông tin khi PC không nối với nguồn bằng một pin nhỏ và được gắn kèm trên Mainboard. Nếu bạn tháo đi PIN này, mọi thông tin trên đó sẽ bị mất bao gồm luôn cả BP. Và công việc của bạn chỉ cần đặt lại PIN này vào vị trí cũ để đảm bảo hệ thống hoạt động trở lại bình thường (lúc này BP đã hoàn toàn bị xoá).

Tuy nhiên, không phải lúc nào cách trên cũng là hoàn mỹ. Một số Mainboard hiện nay đựơc hàn chặt với PIN CMOS, và vì thế gây khó khăn trong việc tháo PIN. Nếu gặp trường hợp này, tôi khuyên bạn nên thay một Mainboard khác hơn là dùng các vật dụng để cố gắng tháo pin. Làm như thế không hề có lợi cho bạn tý nào. Có thể cái giá bạn trả phải đắt hơn nhiều là thay hẳn một Mainboard, hãy giao nó cho các chuyên gia hay nhà sản xuất.

Phương án 4

Một phương án khác cũng khá khả thi là xem Manual (bảng hướng dẫn) của nhà sản xuất, tìm kiếm vị trí Jumper trên Mainboard thực hiện chức năng xóa BP. Thông thường các hướng dẫn sử dụng đều cho bạn thấy rõ Jumper này nằm ở đâu và đặc điểm nhận dạng ra sao. Nếu không có Manual, bạn hãy tìm kiếm thông tin về nhà sản xuất ghi trên Mainboard và lên Website để tải Manual về. Còn nếu như không thể tải được, bạn vẫn còn một cơ hội đó là tìm kiếm Jumper trên Mainboard. Thông thường Jumper này thường nằm gần với PIN CMOS. Nếu như có quá nhiều Jumper thì sao? Lời khuyên cho bạn là nên tìm Jumper nào ngắn và gần với Cmos nhất. Một số Mainboard có thể cho bạn Reset lại BP bằng cách Reset lại RTC IC (Real Time Clock Integrated Curcuit) hiện hữu trên Mainboard.

Một vài RTC yêu cầu một nguồn điện bổ sung trong quá trình thực hiện như

• Dallas Semiconductor DS12885S

• TI benchmarq bq3258S

• Motorola MC146818AP

• Hitachi HD146818AP

• Samsung KS82C6818A

Và một khi bạn có thể đáp ứng điều này, bạn dễ dàng Reset BP bằng cách nối nguồn điện bổ sung này với RTC và đặt lại nó vào Mainboard. Xem như hoàn tất .

Nếu như RTC của bạn có tích hợp thêm PIN thì công việc của bạn lại càng đơn giản, bạn chỉ cần nối tắt hai PIN của RTC trong vài giây là có thể Reset lại BP một cách dễ dàng.

Tuy nhiên lưu ý là bạn phải tháo khỏi nguồn điện ra khỏi PC và đeo thêm vòng khử tĩnh điện trước khi thực hiện nhé bạn.

Bảng thông số sau chỉ dẫn cho bạn một vài chân nối đối với một vài RTC hiện có hiện nay.

RTC Chip Pins

Dallas DS1287A

TI benchmarq bp3287AMT 3 (N.C.) và 21 (NC/RCL)

Chips & Technologies P82C206 12 (GND) và 32 (5V)

hoặc

74 (GND) và 75 (5V)

OPTi F82C206 3 và 26

Dallas Semiconductor DS12887A 3 (N.C.) và 21 (RCLR)

Một vấn đề cần đặt ra là làm sao bạn có thể reset BP bằng RTC? Một cách đơn giản là tiếp cận Manual cùng tài liệu đi kèm khi mua Mainboard. Bạn lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên không phải RTC nào cũng có thể Clear BP dễ dàng, một số RTC không cho bạn xoá BP như Dallas DS1287 hay TI Benchmarq bq3287mt. Gặp trường hợp này, không còn cách nào khác là bạn nên thay một chip RTC khác.

Phần 4: Giải pháp từ nhà sản xuất

Phạm Lê Minh Định

Thứ Năm, 19/07/2007 10:13
11 👨 1.663
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp