App Store và Google Play đang đứng trước nguy cơ bị truất ngôi. Nếu nhìn sang châu Á, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các ứng dụng nền web đang dần tiến bước thống trị trong thế giới smartphone. Và không ai khác cần quan tâm nhiều đến xu thế này hơn Facebook.
Tuần trước, Kakao Talk của Hàn Quốc thông báo rằng họ đang triển khai nền tảng game ra toàn cầu. Kakao Talk là một ứng dụng tin nhắn điện thoại di động đã được tải về hơn 65 triệu lần trên toàn thế giới. Ở Hàn Quốc, nơi mà trải nghiệm di động chiếm ưu thế, họ đã triển khai nền tảng gaming mới từ 3 tháng trước. Tuy mới ra mắt nhưng nền tảng game này đã thu hút được số lượng cực lớn tới mức những nhà phát triển game quy mô nhỏ nếu muốn tiếp cận thị trường Hàn Quốc nên bắt đầu nghĩ rằng “Kakao là ưu tiên số 1, App Store và Google Play sau đó.”
Ba trò chơi trên nền tảng “Kakao Game” đã được tải về hơn 10 triệu lần: Anipang chỉ mất 39 ngày để đạt được cột mốc kia; Candypang mất 28 ngày và Dragon Flight vỏn vẹn 26 ngày. Kể từ khi ra mắt của Kakao Game, Anipang đã tăng doanh thu của mình lên 400 lần, và Flight Dragon là 2.800 lần. Trong khi đó, hơn 80 triệu trò chơi đã được tải về với tốc độ 3,58 trò chơi cho mỗi thuê bao.
Ảnh chụp màn hình của Kakao Game.
Đây là những con số mà Facebook nên quan sát kỹ càng. App Center của Facebook cho thấy 150 triệu người sử dụng hàng tháng, nhưng đó là của tổng cộng 1 tỷ thành viên, và bao phủ trên tất cả các nền tảng. Nó cũng chứa hơn 600 ứng dụng trên App Center, bao gồm hơn 130 trò chơi có hơn 1 triệu người sử dụng.
Kakao Game, trong khi đó, chỉ vỏn vẹn có 31 trò chơi và một lượng userbase tại Hàn Quốc khoảng 50 triệu. Vì vậy, 82 triệu lượt tải từ 23 triệu người sử dụng nhiều hơn đáng kể khi so sánh với App Facebook Center, đặc biệt là khi bạn xem xét rằng đó chỉ là một nền tảng trên di động. (KakaoTalk cũng có 3 triệu người sử dụng ở Mỹ.)
Kakao Talk, giống như WeChat của Tencent, là một ứng dụng hoàn toàn trên di động, điều này đồng nghĩa với việc họ có khả năng xây dựng một kỷ nguyên di động từ gốc. Trong khi trải nghiệm di động của Facebook được tách riêng qua các ứng dụng Messages, Camera, và ứng dụng tất cả-trong-một quen thuộc, cả hai Kakao Talk và WeChat tích hợp một loạt các trải nghiệm xã hội và truyền thông trong một nền tảng di động mà không cần lãng phí thời gian với một phiên bản Web cho desktop. Cả hai ứng dụng đều dùng chức năng trò chuyện làm trung tâm trong việc trải nghiệm, nhưng họ đã mở rộng cho nó có thêm nhiều chức năng, bao gồm chia sẻ hình ảnh, biểu đồ xã hội, nền tảng quảng cáo, một nền tảng chơi game, và cũng có một nền tảng thương mại điện tử còn non trẻ.
Kakao cũng đã thông báo rằng trong năm tới, nó sẽ khởi động một cửa hàng âm nhạc trực tuyến và cửa hàng sách gọi là Kakao Page. Dịch vụ này sẽ cung cấp các công cụ cho các nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ, và những người khác để bán và tiếp thị nội dung của họ trực tiếp đến người dùng Kakao Talk. Họ lên kế hoạch sẽ thu về khoảng 20% doanh thu sau khi trả 30% cho Google và Appstore của Apple và 50% cho những người cung cấp nội dung lên hệ thống này. Đây là bước tiến quan trọng giúp họ vượt mặt Facebook trong việc tạo ra một khu chợ cho nội dung số
Họ có thể không nổi tiếng như Facebook, nhưng trong thị trường sân nhà của cả hai Kakao Talk và WeChat (hiện có 200 triệu người sử dụng) đều đang làm tốt việc kết hợp trải nghiệm mạng xã hội và di động. Họ vẫn có thể gắn liền với Google Play và App Store, nhưng họ cũng cung cấp một lựa chọn thay thế cho cả các nhà phát triển và người sử dụng. Đối với nhiều người, Kakao Talk và WeChat đang trở thành một trải nghiệm di động thực tế. Với Facebook thì điều này hoàn toàn không có.
Hàn Quốc từng dẫn đầu trong lĩnh vực mạng xã hội, đặc biệt là vào lúc bắt đầu của thiên niên kỷ với các mạng xã hội SayClub và Cyworld, cả hai đều đã có hàng triệu người sử dụng và nền kinh tế trực tuyến lâu đời trước khi Mark Zuckerberg bắt đầu nghịch ngợm với Facemash. Facebook cuối cùng thay thế cả hai, nhưng sự xuất hiện của thời đại của điện thoại di động đã một lần nữa lau sạch mọi thứ. Ở Trung Quốc, WeChat, được biết đến với tên Weixin, không phải lo lắng về việc cạnh tranh với Facebook vốn bị chặn ở trong nước, nhưng nó đã bắt đầu làm xói mòn sự phổ biến của Sina Weibo, một sản phẩm lai giữa Twitter và Facebook đã thống trị mạng xã hội trong nước trong những năm gần đây.
Cho đến nay KakaoTalk và WeChat đã bị bắt chước ở Mỹ, với Voxer có lẽ là gần giống nhất. Tại Mỹ, có lẽ sẽ là thử thách cho một điều mới mẻ tấn công thị trường ứng dụng và tìm cách thống trị. Facebook đang quá bảo thủ cho điều đó. Nhưng không có nghĩa là Facebook nên ngồi lại và ngắm nhìn những đối thủ từ châu Á này làm những thứ thông minh hơn trên di động, và với tốc độ lớn hơn.
Kỷ Nguyên Di Động đã và đang tạo ra một thế giới xã hội mới.