Người đầu tiên được cấy ChatGPT vào não để hỗ trợ thao tác trên thiết bị điện tử

ChatGPT đang được Synchron, một trong những công ty tiên phong về cấy chip vào não (BCI) thử nghiệm để hỗ trợ bệnh nhân thao tác trên thiết bị điện tử.

Mark bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) vào năm 2021 nên gần như không còn khả năng sử dụng tay của mình. Anh cùng với 9 người khác đã tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng cấy ghép BCI có tích hợp ChatGPT của công ty Synchron.

Mark dùng ChatGPT nhờ vào BCI của Synchron. Ảnh: Synchron.
Mark dùng ChatGPT nhờ vào BCI của Synchron. Ảnh: Synchron.

Hiện tại, với sự trợ giúp của BCI, thao tác nhập tin nhắn theo dạng từng từ một vẫn tốn thời gian. Tuy nhiên, việc bổ sung AI sẽ giúp giao tiếp nhanh và dễ dàng hơn thông qua khả năng tiếp nhận ngữ cảnh có liên quan. Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ dự đoán câu trả lời và cung cấp cho người dùng một danh sách các tùy chọn khả thi trong mỗi cuộc trò chuyện.

Mark chia sẻ, thỉnh thoảng ChatGPT lại buông ra một câu chửi thề, mà tôi cũng hay làm thế.

Tom Oxley, Giám đốc điều hành của Synchron, cho biết việc hợp AI vào chip cấy ghép não vẫn đang được tiến hành. Trong khoảng một năm qua, Synchron đã thử nghiệm nhiều mô hình AI khác nhau. Việc OpenAI phát hành ChatGPT-4o vào tháng 5 đã mở ra một số khả năng mới thú vị.

Oxley cũng cho biết công ty không bị ràng buộc vào một mô hình ngôn ngữ lớn cụ thể mà sẽ áp dụng các hệ thống phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của bệnh nhân.

Chip cấy ghép não của Synchron với tên gọi là stentrode. Chip sẽ được đưa vào bên trong mạch máu gần vỏ não vận động, phần não kiểm soát chuyển động của con người.

Người dùng chỉ cần nghĩ về việc di chuyển và BCI sẽ diễn giải những suy nghĩ đó để thực hiện hành động mong muốn trên thiết bị như một cú nhấp chuột hoặc lựa chọn bằng Synchron BCI.

BCI của Synchron ​​hiện có giá 50.000-100.000 USD, tương đương với chi phí của các thiết bị y tế cấy ghép khác như máy tạo nhịp tim hoặc ốc tai điện tử.

Thứ Tư, 31/07/2024 10:34
31 👨 293
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ