Loài tôm ‘khó ăn’ nhất hành tinh, có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Có một loài tôm được mệnh danh là "dũng sĩ" thách thức khả năng của các đầu bếp bởi chúng không bị chết ở nhiệt độ 100 độ C, thậm chí đến 450 độ C chúng vẫn có thể sống và bò lổm ngổm.

Tôm mù rimicaris hybisae (tôm núi lửa biển sâu), là một loài tôm sống ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe, nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C, địa điểm được coi là "nóng nhất hành tinh".

Tôm mù rimicaris hybisae

Chúng sống ở độ sâu dưới 5.000m, trong một khe nứt dưới đáy biển, nơi có một ngọn núi lửa vẫn đang phun các dòng nước nóng vào đại dương. Do môi trường tối tăm, hầu hết tôm núi lửa biển sâu đều mù hoàn toàn nhưng chúng lại có cơ quan cảm nhận ánh sáng trên lưng, giúp định hướng trong bóng tối.

Một số đặc điểm thú vị của tôm mù rimicaris hybisae

Chịu nhiệt độ cao:

Tôm núi lửa biển sâu có thể tồn tại và sinh tồn môi trường khắc nghiệt lên đến gần 500 độ C là do vỏ của chúng được cấu tạo từ một loại khoáng chất đặc biệt có nhiệt độ nóng chảy cao và ổn định nhiệt. Ngoài ra, các tế bào trong tôm còn có khả năng chịu được nhiệt độ cao, giúp chúng thực hiện các hoạt động sinh lý bình thường trong môi trường nhiệt độ cao.

Chịu được áp suất cao:

Nhờ cấu trúc cơ thể nhỏ gọn và cơ bắp phát triển tốt màng tế bào ở tôm có độ ổn định cao giúp tôm núi lửa biển sâu có thể duy trì các chức năng sinh lý bình thường trong môi trường áp suất cao.

Khả năng chịu muối cao:

Bề mặt bên ngoài của tôm núi lửa biển sâu có một lớp chất nhầy đặc biệt có thể ngăn muối xâm nhập vào cơ thể tôm, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể chúng khỏi môi trường muối cao.

Tôm Rimicaris hybisae sống thành từng đàn lên đến 2.000 con/m2 xung quanh miệng núi lửa cao 6m với vô số các lỗ thông hơi, nhiệt độ nước ở đây có thể nóng hơn 450 độ C.

Thứ Sáu, 05/07/2024 10:19
31 👨 300
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Đại dương học