Diều kéo tàu biển nặng hàng chục nghìn tấn

Các tàu chở hàng trên biển phải di chuyển hàng chục nghìn km mỗi ngày để vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới. Quá trình này tiêu thụ một lượng nhiên liệu khổng lồ, có thể lên tới gần 400 tấn một ngày, đủ dùng cho khoảng 1.000 ô tô.

Nhưng nhiên liệu dùng cho tàu trên biển không phải loại bình thường, đó là một chất lỏng giống như hắc ín được gọi là nhiên liệu bunker. Loại nhiên liệu này được sử dụng vì giá rẻ nhưng rất độc và bẩn. Một ngày, một con tàu có thể gây ô nhiễm tương đương 50 triệu chiếc xe.

Diều kéo tàu biển nặng hàng chục nghìn tấn

Startup Pháp Airseas đã quyết định “phát minh lại” những chiếc buồm cho tàu chở hàng để giúp giảm thiểu ô nhiễm. Sản phẩm của họ có tên là Seawing, hệ thống diều có thể rộng tới 500m2, có thể giúp tiết kiệm được hàng tấn nhiên liệu và giảm ô nhiễm tới 20%.

Hệ thống diều này được sử dụng khi tàu đi vào vùng biển quốc tế. Khi đó, chỉ cần một cái bấm nút, diều sẽ được bung ra và bay lên đến độ cao hơn 200m so với mực nước biển để đón gió mạnh và nhận được nhiều năng lượng nhất. Khi đó, diều có thể kéo tàu đến cảng tiếp theo. Quá trình triển khai cột buồm rồi gấp gọn lại mất từ 10-20 phút.

Chiếc diều có hình dạng khí động học, giúp phồng lên tốt hơn khi gió thổi. NASA và SpaceX cũng sử dụng rộng rãi thiết kế này nhằm hạ cánh các tàu vũ trụ một cách an toàn.

Khi được bung ra, diều di chuyển theo hình số 8 để thu được sức mạnh tối đa. Vải diều và dây nối làm từ chất liệu tổng hợp nên hoạt động tốt khi trời mưa và an toàn gấp đôi.

Tuy nhiên, diều không thể thay thế động cơ hoàn toàn, khi cập cảng con tàu vẫn phải sử dụng đến sức mạnh của động cơ.

Thứ Sáu, 01/09/2023 18:59
22 👨 731
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học