10 lời dạy của cổ nhân đến hàng nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị

Trang Tử (365 – 290 TCN) là một hiền triết nổi tiếng của phương Đông. Trang Tử ẩn dật mà khoáng đạt, cao minh mà rất giản dị, chủ trương hòa hợp tự nhiên, thuận theo vũ trụ, lánh xa thế tục, tự tại tiêu dao. Những câu nói của ông qua hàng nghìn năm vẫn giữ được chí khí ấy, người đời không ai không thán phục.

Chí khí của bậc hiền triết Trang Tử cũng giống như căn bản nền tảng tư tưởng Đạo gia: ẩn dật mà khoáng đạt, quay trở về cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, không muốn tham dự vào tranh quyền đoạt lợi, xa lánh những hệ lụy cuộc đời.

Dưới đây là 10 câu nói nổi tiếng của Trang Tử, vẫn còn nguyên giá trị sau nghìn năm, khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm:

Lời dạy cổ nhân

1. Con người sống giữa đất trời, cũng giống như con ngựa chạy qua vạch ngăn cách mỏng manh, chớp mắt một cái đã xong rồi

Sinh mệnh con người chúng ta ngắn ngủ lắm, như trong chớp mắt, giống như bóng ngựa phi qua khe cửa sổ, vẫn chưa kịp cảm nhận thì đã kết thúc rồi. Vì vậy sống trong cuộc sống này, hãy biết trân trọng những điều đáng quý, đừng mất thời gian vào những việc không đâu, so đo tính toán với người. Cuộc sống này là sống cho mình chứ không phải cho người, vậy nên không cần quan tâm nhiều đến những lời nói hay cách ứng xử không tốt của họ.

2. Đời người thì hữu hạn, tri thức lại vô hạn. Nếu bạn cố theo đuổi cái vô hạn thì thật mệt mỏi

Đời người thì hữu hạn, tri thức lại vô hạn. Nếu bạn cố theo đuổi cái vô hạn thì thật mệt mỏi

Sinh mệnh con người chúng ta đã ít, nhưng tri thức nhân loại thì quả thật là mênh mông vô cùng. Con người chúng ta lúc nào cũng mong muốn lấy cái vô hạn đó để theo đuổi cái hữu hạn thì thực sự là khó khăn với chúng ta.

Đối với một vùng đất mà nói, nước ít thì khô hạn nứt nẻ, mà nước nhiều quá thì thành tai họa. Do đó, truy cầu đối với tri thức cũng như vậy, phải vừa mức thích hợp nếu không muốn bị chính biển tri thức kia nhấn chìm.

3. Con người ai cũng thích người khác ủng hộ mình và ghét những kẻ chống đối lại mình

Con người chúng ta sống giữa đời này ai chẳng thích được người đời tôn kính, được khen ngợi, ca tụng về bản thân, tất nhiên chả ai thích bị chê bai, phê bình bản thân trước mọi người, có lẽ đây là chuyện quá đỗi bình thường trong cuộc sống này, và ai cũng cần hiểu về nó.

Như ông bà ta đã nói “mất lòng trước, được lòng sau” đôi khi có những vấn đề chúng ta cần phải nói ngay từ đầu, những lời nói đó tuy làm người nghe cảm thấy khó chịu, thế nhưng lại có lợi cho họ sau này. Chính vì thế, khi ai đó góp ý, thay vì hậm hực, phản bác những lời nói đó thì hãy tiếp thu và thay đổi bản thân, điều này chỉ tốt cho bạn mà thôi.

4. Đau buồn lớn nhất là nguội lòng, cái chết vẫn chỉ xếp thứ hai

Đau buồn lớn nhất là nguội lòng, cái chết vẫn chỉ xếp thứ hai

Trên thực tế cái chết không đáng sợ như bạn nghĩ đâu. Bi kịch đáng sợ nhất của đời người chính là bị tê liệt tinh thần, không có ý trí, lý tưởng cho cuộc sống.

Khi con người ta sống mà không hề có nhiệt huyết trong mình, tâm hồn nguội lạnh thì chả khác sống mà như chết. Còn những con người tuy họ không còn trên cõi đời này nữa, những họ đã để lại tiếng thơm cho đời sẽ khiến cho mọi người luôn nhớ đến.

5. Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng, chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè

Cả nguồn sống của một con ếch chỉ bằng một chiếc miệng giếng, cuộc đời nó chỉ quanh quẩn nơi đáy giếng chật hẹp ấy, không thể nào biết được thế giới bên ngoài ra sao. Lũ côn trùng mùa hè kia cũng vậy, chúng cũng chỉ biết đến ngày hè với những ngày nắng nòng hay cơn mưa rào bất chợt, làm sao mà hiểu hết được cái lạnh cắt da, cắt thịt của mùa đông.

Vậy nên, trong cuộc sống này cũng vậy, khi giao tiếp bạn cũng nên đánh giá xem mức độ hiểu biết của đối phương đến đâu để có thể bàn luận. Đừng vì những người có hiểu biết hạn hẹp mà mất thời gian bàn cãi và tranh luận với họ. Bởi nó sẽ gây ra hậu quả một bên thì cứ “nước đổ đầu vịt”, còn một bên lại cho rằng người kia đang “không nói tiếng người”.

6. Người có tài chẳng cần nói nhiều, chỉ có những kẻ bất tài vô dụng mới hay khoe khoang, thể hiện

Người có tài chẳng cần nói nhiều, chỉ có những kẻ bất tài vô dụng mới hay khoe khoang, thể hiện

Đôi khi lời nói là công cụ để biểu lộ sự hiểu biết và trí tuệ của một con người, thế nhưng cũng có lúc trầm mặc lại thể hiện được sự uyên thâm, chín chắn của một con người.

Những người thông minh, họ sẽ chẳng bao giờ mất thời gian giải thích hay chứng minh điều gì bằng lời nói, bởi “người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo". Còn đối với những kẻ chỉ được cái vỏ bọc bên ngoài, lúc nào cũng bô bô cái mồm với thiên hạ để thể hiện mình giỏi, hơn người thì sớm muộn gì cũng hiện nguyên hình. Cuộc sống này, bạn nên nhớ rằng: Đường xa biết sức ngựa, lâu ngày hiểu lòng người.

7. Kẻ hay khen người khác trước mặt họ, cũng hay nói xấu sau lưng họ

Một người thích xu nịnh, lấy lòng đương nhiên cũng thích nói xấu, gây chuyện thị phi. Bởi họ cư xử theo cung cách tiểu nhân, gió chiều nào theo chiều ấy. Trong cuộc sống, có thể bạn sẽ gặp loại người này. Mỗi khi gặp mặt đều hớn hở, tươi cười, trước mặt có thể tâng bốc bạn lên mây nhưng sau lưng thì điều gì cũng vu cho bạn, làm vấy bẩn thanh danh của bạn. Kiểu người này chính là “Miệng Nam Mô, bụng bồ dao găm” vậy.

8. Mưu sự không có chủ kiến ắt lâm vào cảnh khốn đốn, làm việc không có chuẩn bị tất xôi hỏng bỏng không

Mưu sự không có chủ kiến ắt lâm vào cảnh khốn đốn, làm việc không có chuẩn bị tất xôi hỏng bỏng không

Với những người hay do dự, chần chừ không quyết đoán trong mọi việc thì trong cuộc sống này bạn không thể nào có được thành công.

Cơ hội không phải may mắn từ trên trời rơi xuống, nó là quan hệ nhân - quả vậy. Nỗ lực hết mình thì cơ hội sẽ đến.

9. Chỉ có dùng tình cảm chân thật mới có thể khiến người ta cảm động

Chinh phục một người nào đó không phải chuyện một sớm, một chiều. Muốn có được tình cảm của người nào đó thì bạn phải dùng chính cảm xúc thật của mình thì may ra mới làm lay động được trái tim họ.

Vậy nên, cuộc sống này ngắn ngũi lắm, đừng lãng phí thời gian để sống dối lòng mình. Hãy sống một cách chân thành để nhận được hạnh phúc.

10. Tiết chế ăn uống để dưỡng dạ dày, đọc nhiều sách để nuôi lòng can đảm

Muốn bảo vệ sức khỏe thì tất ăn uống không được quá mức, cần phải tiết chế. Muốn nuôi dưỡng lòng dũng cảm, thao lược và trí tuệ ắt là cần phải đọc sách nhiều. Dưỡng sinh thể chất hay tinh thần đều quan trọng như nhau.

Người thông minh mà không khỏe mạnh thì không gọi là người hiền đích thực. Người khỏe mạnh mà chẳng có tâm hồn thì chính là kẻ thất phu. Khỏe mạnh cả thân lẫn tâm mới là cảnh giới của người trí huệ thực sự vậy.

Thứ Bảy, 15/07/2017 08:08
3,33 👨 2.934
0 Bình luận
Sắp xếp theo