Công nghiệp nội dung số tại Việt Nam - Công việc của ai?

Trong dự thảo chương trình phát triển công nghiệp nội dung số (CNpNDS) đến năm 2010, Bộ BCVT đặt mục tiêu phát triển của ngành là duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 50%/năm, doanh thu toàn ngành đạt 400 triệu USD; đến năm 2010, VN sẽ phát triển đội ngũ trên 30.000 chuyên gia về NDS và giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền xuống bằng mức trung bình trong khu vực.

Tại Việt Nam (VN), các dịch vụ nội dung số (NDS) đã bùng nổ trong vài năm gần đây, đặc biệt là trò chơi điện tử và các dịch vụ gia tăng trên mạng di động... Xác định đây là ngành công nghiệp mới nhiều tiềm năng, trong dự thảo đầu tiên về

Giới thiệu các chương trình truyền hình - đây cũng là sản phẩm của CNgNDS

chương trình phát triển CNpNDS đến năm 2010, Bộ BCVT đã đặt mục tiêu đạt 400 triệu USD vào năm 2010 với mức tăng trưởng bình quân 50% mỗi năm. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ CNpCNTT, Bộ BCVT thì điều quan trọng nhất cho sự phát triển CNpNDS là xây dựng hạ tầng pháp lý và phát triển hạ tầng viễn thông, Internet đủ sức đáp ứng. Còn theo ý kiến của TS. Lê Trường Tùng, chủ tịch Hội Tin Học TP.HCM thì đây là lĩnh vực rất rộng. Vì thế, cần phải xác định rõ xem CNpNDS của VN nên tập trung vào đâu.

Trong dự thảo chương trình CNpNDS, Bộ BCVT đề xuất 6 lĩnh vực là trò chơi điện tử; giáo dục trực tuyến; dịch vụ nội dung thông tin di động; phim, truyền hình và nhạc số; phát triển nội dung cho Internet; hoạt động mua bán qua mạng. Có thể thấy đây là những lĩnh vực đang phát triển khá sôi động hoặc đang manh nha. Riêng báo điện tử, dịch vụ thông tin trên mạng, trong đó có xem phim, truyền hình trực tuyến và các dịch vụ gia tăng cho điện thoại di động (ĐTDĐ) hiện đang bùng nổ. Dễ nhận thấy nhất là mùa World Cup 2006 này, các dịch vụ nhắn tin trúng thưởng qua ĐTDĐ dự đoán kết quả trận đấu đang gặt hái thắng lợi. Theo các số liệu chính thức thì các dịch vụ nhắn tin đang chiếm tới 15 – 20% doanh thu của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT).

"Sở hữu trí tuệ và sự sáng tạo là những tài sản chủ yếu của CNpNDS. Bên cạnh đó, nội dung thông tin và phương thức thể hiện đóng vai trò quyết định đối với giá trị của sản phẩm; hạ tầng công nghệ, đặc biệt là hạ tầng băng rộng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành CNp này. CNpNDS là ngành kinh tế mang hàm lượng trí tuệ cao, lợi nhuận lớn, đồng thời là động lực và phương tiện đẩy nhanh quá trình tiến tới xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Đó sẽ là nền tảng để các chương trình ứng dụng CNTT, chính phủ điện tử, tin họ

Mảng giải trí điện tử, đặc biệt là game trực tuyến đang được chú ý đặc biệt với không chỉ game nhập ngoại mà còn nhiều game có cốt truyện VN do các nhóm trong nước xây dựng. Lần đầu tiên, một cuộc thi game nội đã được tổ chức. Tuy nhiên, theo một thành viên của ban tổ chức, thì các game online dự thi vẫn chưa đủ sức thương mại hoá mà phải được đầu tư nhiều hơn. Theo đánh giá của những người trong cuộc, CNpGame của VN hiện vẫn chỉ là con số không. Trong nước tuy đã có khoảng 10 công ty tham gia làm game nhưng thực chất đó chỉ là những nhóm nhỏ mang tính chuẩn bị cho tương lai hoặc gia công game cho nước ngoài. Theo một chuyên gia của Microsoft VN, tuy chúng ta có thể có những kịch bản game hay nhưng dẫn dắt câu chuyện đó vào game không dễ vì đòi hỏi người thực hiện phải nắm bắt công nghệ trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật đồ họa cao cấp, lập trình đa luồng.

Với mảng giáo dục trực tuyến, DN CNTT trong nước cho rằng vẫn chưa tìm ra định hướng để tăng tốc. Song đã có trên 50 công ty VN đăng ký sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về học tập điện tử và khoảng 30 website cung cấp dịch vụ giáo dục đang hoạt động.

CNpNDS đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm 2001, IDC (International Data Corporation) dự báo doanh thu của ngành CNpNDS toàn cầu đạt 75 tỷ USD năm 2002 và 420 tỷ USD năm 2010, tuy nhiên theo PwC (Price Waterhouse Coopers) thì năm 2002, tổng doanh thu của CNpNDS toàn cầu đạt 172 tỷ USD và sẽ đạt 430 tỷ USD vào năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm.

VN hiện có khoảng 10.000 người tham gia vào lĩnh vực CNpNDS. Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ Công Nghiệp CNTT, Bộ BCVT, khác với nhân lực cho phần mềm, nhân lực CNpNDS là sự hội tụ của 3 yếu tố: công nghệ, kinh doanh và nghệ thuật. Tuy nhiên, ĐH ở VN hiện chỉ đang dạy chuyên từng lĩnh vực; các khóa học về CNpNDS rất ít và các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng lại càng thiếu. Một đại diện của Bộ KHCN đã đề xuất Bộ BCVT nên mở những khóa đào tạo ngắn hạn cho CNpNDS. Riêng Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm VN (VINASA) cho biết để phát triển công nghiệp game thì nhân lực về lập trình chỉ chiếm 40%, trong khi 50% là về công nghệ đồ họa và số còn lại là về âm thanh, âm nhạc. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc đào tạo nhân lực dường như vẫn chỉ tập trung theo định hướng lập trình, trong khi công nghệ đồ họa vẫn là khoảng trống lớn.

Môi trường pháp lý cho CNpNDS hiện nay còn thiếu. Nhà nước tuy đã có một số văn bản quản lý việc phát hành các trang thông tin điện tử, nội dung điện tử nhưng vẫn chưa đầy đủ và còn lỏng lẻo. Chẳng hạn do chưa có quy định rõ ràng như thế nào là vi phạm bản quyền phần mềm, nên nhiều người vẫn không biết việc sao chép một đoạn mã nguồn phần mềm có bị gọi là vi phạm bản quyền hay không? Do vậy, giới CNTT đang trông đợi nhiều ở Luật Sở Hữu Trí Tuệ, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

CNpNDS là một khái niệm mới. Phần lớn các quốc gia đều giới hạn khái niệm CNpNDS trong những lĩnh vực mà họ có thế mạnh hoặc có tiềm năng lớn để phát triển. Tuy nhiên, hiểu một cách nôm na, CNpNDS là ngành CNp thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm NDS và các dịch vụ liên quan, bao gồm nhiều lĩnh vực như: tra cứu thông tin, giải trí số, chăm sóc sức khoẻ qua mạng, học qua mạng...

Các sản phẩm của CNpNDS rất đa dạng, bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh...và được thể hiện dưới dạng số (byte, bit...) được lưu giữ, truyền trong môi trường điện tử như mạng máy tính, mạng viễn thông, truyền thanh, truyền hình... Nói cách khác, sản phẩm CNpNDS là sự tích hợp các dạng khác nhau, trộn nhiều dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh lại với nhau, đồng thời có thể dễ dàng lưu giữ và truy xuất, tái sản xuất, nâng cấp và chỉnh sửa.


Tân Khoa - Nguyễn Thoa

Thứ Năm, 06/07/2006 11:30
31 👨 336
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp