Tìm hiểu về dung lượng của ổ SSD: DWPD và TBW là gì?

Ổ cứng SSD ngày nay hầu hết đều dùng flash NAND và bị hao mòn trong quá trình sử dụng. Mỗi cell trên bộ nhớ đều chỉ có thể được viết với một số lần nhất định, khi vượt quá con số này thì tốt hơn hết bạn nên thay ổ mới.

Kiểm tra mức độ hao mòn này trên PowerShell bằng lệnh dưới đây.

PS C:\> Get-PhysicalDisk | Get-StorageReliabilityCounter | Select Wear

Kết quả cho thấy ổ SSD đã hao mòn 5%
Kết quả cho thấy ổ SSD đã hao mòn 5%

Lưu ý là không phải ổ đĩa nào cũng báo cáo giá trị này tới Windows. Trong một số trường hợp kết quả sẽ bị bỏ trống. Việc đọc ổ cũng không gây hao mòn mà chủ yếu là do hoạt động viết lên ổ.

Khi nói tới dung lượng lưu trữ của ổ SSD (hay SSD Endurance), chúng ta có thể dự đoán tuổi thọ của chúng nhờ vào 2 thông số là

  • Drive Writes Per Day (DWPD)
  • Terabytes Written (TBW)

Drive Writes Per Day (DWPD) là gì?

DWPD cho biết số lần bạn có thể viết lên ổ đĩa toàn bộ dung lượng của nó mỗi ngày trong toàn bộ vòng đời của ổ. Ví dụ ổ 200GB và được bảo hành 5GB. Nếu DWPD là 1 nghĩa là mỗi ngày bạn có thể viết 200GB lên ổ đó trong 5 năm tới.

Nếu nhân ra, sẽ có được tổng số dung lượng ghi lên ổ này trước khi phải thay ổ.

200GB mỗi ngày x 365 ngày/năm x 5 năm = 365TB

Nếu DWPD là 10 thì bạn có thể viết mỗi ngày 10 x 20)GB = 2TB, tức là vòng đời cả 5 năm của nó sẽ ghi được 3650TB = 2.65PB.

Terabytes Written (TBW) là gì?

TBW cho biết dung lượng bạn có thể viết lên ổ đó trong suốt vòng đời của nó. Về cơ bản thì nó chính là con số tổng mà chúng ta vừa tính ở trên. Ví dụ ổ có 365 TBW nghĩa là bạn có thể viết 365TB trước khi phải thay ổ.

Nếu hạn bảo hành là 5 năm, nghĩa là mỗi ngày sẽ ghi được 365TB / (5 năm x 365 ngày/năm) = 200GB. Mà ổ có kích thước 200GB thì tương đương DWPD là 1. Tương tự, nếu ổ có 3.65PBW = 3.650 TBW thì mỗi ngày ghi được 2TB, hay DWPD là 10.

Hai con số này dường như có thể quy ra nhau dễ dàng khi biết được dung lượng ổ và thời gian bảo hành.

DWPD và TBW khác nhau ở đâu?

Khác biệt duy nhất là DWPD phụ thuộc vào kích thước ổ, còn TBW thì không.

Ví dụ ổ SSD có thể ghi 1.000TB trong 5 năm. Giả sử kích thước ổ là 200GB thì DWPD bằng:

1.000TB / (5 năm x 365 ngày/năm x 200GB) = 2.74 DWPD

Giả sử ổ SSD dung lượng 400GB thì:

1.000TB / (5 năm x 365 ngày/năm x 400GB) = 1.37 DWPD

Nghĩa là dung lượng ổ khác nhau thì DWPD sẽ khác nhau.

Một mặt, ổ 400GB có thể ghi đúng bằng dung lượng như ổ 200GB trong suốt vòng đời. Nhìn vào TBW sẽ thấy rõ, cả 2 ổ đều có TBW là 1.000. Nhưng khi nhìn vào DWPD, ổ dung lượng lớn rõ ràng lại có dung lượng ghi mỗi ngày chỉ bằng một nửa ổ kia. Khi đó, dùng con số TBW để so sánh sẽ hơn.

Mặt khác, ổ 400GB lại cung cấp kho lưu trữ lớn hơn phù hợp với khối lượng công việc nặng, do đó 1.000TBW được san sẻ nhẹ nhàng hơn. Khi đó, dùng con số DWPD lại hơn.

Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn so sánh DWPD hay TBW khi chọn mua ổ đĩa. Thường các ổ đều ghi thông số của cả hai tiêu chí này.

Xem thêm:

Thứ Bảy, 08/09/2018 08:05
52 👨 7.018
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản