Hướng dẫn chặn việc theo dõi người dùng của Google

QuanTriMang - Rất nhiều điều đã được tạo ở Google's new privacy policy và có tác dụng từ 1/3/2011. Nếu bạn đang lo ngại về việc Google sử dụng sai thông tin cá nhân của mình hoặc chia sẻ quá nhiều với các nhà quảng cáo, có rất nhiều cách để ngăn cản việc theo dõi này.

Tuy nhiên, thực chất bạn đang muốn ngăn chặn điều gì? Bạn không trở nên ẩn danh khi chặn cookie theo dõi, Web beacons và các loại hình theo dõi khác mỗi khi lướt web. ISP cùng các trang web đã truy cập vẫn biết rất nhiều về bạn, nhận diện thông tin được thực hiện tự động bởi trình duyệt đang sử dụng.

Electronic Frontier Foundation (EFF – một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dùng trong lĩnh vực Internet và kỹ thuật số) cung cấp dịch vụ Panopticlick có thể đánh giá hiện trạng ẩn danh của trình duyệt. Quá trình kiểm tra này sẽ hiển thị cho bạn thông tin nhận diện được cung cấp bởi trình duyệt và tạo bản đánh giá bằng số. Bản đánh giá này cho thấy việc nhận diện bạn dựa trên dấu vết trên trình duyệt dễ như thế nào.

Theo thuyết entropy được giải thích bởi Peter Eckersley trên trang blog EFF's DeepLinks, 33 bit của entropy là đủ để nhận diện một người. Theo Eckersley, biết ngày tháng sinh (không cần năm) và ZIP code của một người nào đó cung cấp cho bạn 32 bit entropy. Bên cạnh đó, biết được giới tính của một người (50/50 – một bit entropy) cung cấp thêm cho bạn một bit để đạt ngưỡng 33 bit.

Khi chúng tôi chạy quá trình kiểm tra trên máy tính Mac Mini, nó báo cáo 20.89 bit thông tin có thể nhận diện, theo công thức tính toán entropy thì vẫn chưa đủ để nhận dạng. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại muốn những trang mình hay truy cập nên biết đôi chút về bản thân mình bởi thông tin cá nhân là sự phổ biến của trang web.

Panopticlick của Electronic Frontier Foundation
Panopticlick của Electronic Frontier Foundation sẽ quét và tạo một bản đánh giá bằng số về độ ẩn danh của trình duyệt.

Bằng cách nào đó, việc giải thích của Google về quảng cáo cá nhân hóa có nhiều thông tin hơn so với chính sách bảo mật của hãng này. Tất nhiên, nó nằm trong chiến dịch của Google để giữ người dùng với quảng cáo cá nhân, nhưng hãng này cũng cố gắng thực hiện tốt nhất có thể để mang lại lợi ích cá nhân cho người dùng. Nó chắc chắn sẽ giúp trả phí cho những dịch vụ miễn phí mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Sử dụng các công cụ của Google để chọn ra mạng quảng cáo

Dễ thấy nhất trong chính sách bảo mật của Google là những đường link tới các dịch vụ cho phép người dùng xem và quản lý thông tin bạn chia sẻ với Google. Một số trong những dữ liệu cá nhân là do bạn tự nguyện, và một số trong đó là Google thu thập mỗi khi bạn tìm kiếm, lướt web và sử dụng các dịch vụ khác.

Để xem mọi thứ (gần như tất cả) Google biết về mình, người dùng có thể mở Google Dashboard. Tại đây, bạn có thể truy cập tất cả các dịch vụ liên quan tới tài khoản Google của mình: Gmail, Google Docs, YouTube, Picasa, Blogger, AdSense, và tất cả các tài khoản khác của Google. Bảng dashboard còn cho phép bạn quản lý danh sách liên lạc, lịch làm việc, Google Groups, Web history, tài khoản Google Voice và các dịch vụ khác.

Google Dashboard
Nhận thông tin về tất cả các dịch vụ Google liên quan tới tài khoản của bạn ở một nơi duy nhất thông qua Google Dashboard.

Quan trọng hơn, người dùng có thể xem và chỉnh sửa thông tin cá nhân lưu bởi từng dịch vụ của Google, hoặc xóa dịch vụ. Để xem liệu có dịch vụ nào khác truy cập vào thông tin tài khoản, kích vào “Websites authorized to access the account” ở trên cùng của Dashboard. Để chặn một dịch vụ được ủy quyền không được tủy cập vào tài khoản, kích vào Revoke Access ở bên cạnh tên dịch vụ.

Google Dashboard 2
Xem dịch vụ có thể truy cập vào thông tin trong tài khoản Google thông qua đường link trên Google Dashboard.

Google Ads Preferences Manager cho phép người dùng chặn một số nhà quảng cáo hoặc chọn ra tất cả các nhà quảng cáo. Kích vào đường link Ads on the Web ở cột bên trái và sau đó lại chọn “Add or edit” ở dưới mục “Your categories and demographics” để chọn các danh mục quảng cá bạn muốn được phục vụ hoặc chọn ra những quảng cáo cá nhân hóa.

Ad Preferences Manager
Ad Preferences Manager của Google cho phép người dùng chọn các danh mục quảng cáo muốn xem hoặc chọn ra quảng cáo cá nhân hóa.

Một lựa chọn khác là sử dụng trong tiện ích mở rộng Keep My Opt-Outs của Google dành cho trình duyệt Chrome. Google cũng tham gia vào dự án Network Advertising Initiative. Chọn một số hoặc tất cả các dịch vụ quảng cáo trực tuyến từ dự án NAI và sau đó kích vào Submit để đặt một cookie vào trình duyệt nhằm hướng dẫn mạng quảng cáo không phục vụ quảng cáo cá nhân.

Add-on miễn phí dành cho Firefox và Google Chrome nhắm tới các cookie theo dõi

Một vài tiện ích mở rộng miễn phí sẽ giúp người dùng nhận diện và chặn các công ty đang theo dõi bạn trên web. Ví dụ, Ghostery (có trong các phiên bản dành cho Firefox và Chrome) thêm một icon vào thanh công cụ của trình duyệt, hiển thị số lượng người theo dõi (tracker) ở trang hiện tại. Kích vào icon đó để xem danh sách những tracker và xem các lựa chọn để chặn hoặc cho vào danh sách whitelist.

Tiện ích mở rộng Disconnect miễn phí (cũng có dành cho Facebook và Chrome) thực hiện phương pháp trực tiếp hơn trong việc xóa theo dõi trên web. Disconnect sẽ chặn theo dõi bởi Google, Facebook, Twitter, Yahoo, và Digg. Nó còn có lựa chọn để cá nhân hóa các tìm kiếm.

Disconnect

Tiện ích mở rộng Disconnect dành cho Google Chrome và Firefox sẽ chặn theo dõi bởi Google và các dịch vụ web phổ biến khác.

Do Ghostery, Disconnect đặt một icon trên thanh công cụ của trình duyệt, hiển thị số lượng những mục đã bị chặn trên trang hiện tại. Kích vào icon đó để mở một cửa sổ hiển thị số lượng các tracker đã bị chặn của mỗi dịch vụ. Để bỏ chặn theo dõi cho một dịch vụ nào đó, kích vào entry của nó. (Chú ý rằng chúng tôi chỉ kiểm tra Disconnect chỉ với Google; theo nhà cung cấp Disconnect, việc chặn Google domains quốc tế vẫn chưa có).

Khi kiểm tra Disconnect, chúng tôi phải đăng nhập vào Gmail, Google Docs, và các dịch vụ khác của Google mỗi lần quay trở lại hoặc refresh một trong những trang này. Điều này có thể hiểu rằng chặn cookie sẽ không cho Google giữ người dùng trong trạng thái đăng nhập. Nếu không, chúng tôi không thể sử dụng các dịch vụ của Google mà không gặp vấn đề, bao gồm tìm kiếm, xem và gửi Gmail, truy cập, tạo, đăng tải và download các file Google Docs.

Mặc dù mọi người lo ngại về những kẻ đang theo dõi và ghi lại hoạt động trên web của mình là đúng, ít nhất Google nên giúp người dùng sử dụng các dịch vụ của mình mà không xâm nhập nhiều quá vào thông tin cá nhân. ISP và các dịch vụ web khác cũng thực hiện công việc theo dõi nhiều như Google nhưng lại thu được rất ít. Nhìn chung, mối nguy hại thực sự đối với quyền riêng tư cá nhân là tracker chúng ta không biết.

Thứ Hai, 06/02/2012 08:33
31 👨 3.010
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản