Google Store là gì? Có gì trên Google Store?

Nếu có quan tâm hoặc đã từng sử dụng các sản phẩm phần cứng của Google, bạn có lẽ không còn xa lạ gì với Google Store. Đây là một “siêu thị trực tuyến”, nơi Google bày bán các sản phẩm phần cứng cũng như thuê bao dịch vụ của mình. Điều này nghe có vẻ nhàm chán và không có gì đặc biệt, nhưng Google Store đã từng có một lịch sử đầy thú vị.

Tiền thân của Google Store là một tab nhỏ

“Cửa hàng trực tuyến” đầu tiên của Google là Android market. Cửa hàng này chỉ tồn tại trên các thiết bị Android và nó là nơi bày bán các ứng dụng cũng như trò chơi dành cho nền tảng hệ điều hành này. Theo thời gian, Google đã dần bổ sung thêm nhiều mặt hàng khác nhau vào Android Market, điều này đòi hỏi phải thay đổi thương hiệu thành “Google Play” mang tính phổ quát hơn.

Bạn có thể tìm thấy vô số loại hình hàng hóa kỹ thuật số khác nhau trên Google Play Store. Không chỉ có phần mềm, đây còn là nơi Google mở bán các mẫu điện thoại, máy tính bảng do chính công ty tự phát triển (như Nexus, Pixel), cùng các sản phẩm phần cứng khác như Chromecast và Chromebook. Tất cả các sản phẩm phần cứng này đều được liệt kê trong tab "Devices" trên Google Play Store.

Tab "Devices" trên Google Play Store

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng cũng như đầu tư ngày càng mạnh mẽ của Google vào mảng phần cứng đã khiến nhu cầu ra mắt một nền tảng cửa hàng riêng biệt trở nên cần thiết hơn. Do đó, Google đã quyết định tách tab "Devices" khỏi Play Store và xây dự nó trở thành Google Store như ngày nay.

Có thể nói sự trỗi dậy của mảng sản phẩm phần cứng “made by Google” đã có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển và mở rộng của Google Store mà chúng ta biết đến ngày nay.

“Made by Google”

Thiết bị phần cứng đầu tiên được Google tự mình phát triển hoàn toàn đó là thiết bị truyền thông Nexus Q vào năm 2012. Tại thời điểm này, sản phẩm phần cứng duy nhất được bán trên Play Store cũng là thiết bị Nexus, do chính Google sản xuất.

Nexus Q cuối cùng đã thất bại, nhưng đã đặt nền móng vững chắc cho sự ra đời của Chromecast vào năm 2013 - một thành công lớn cho đến ngày nay. Đó chỉ là sự khởi đầu cho mối quan tâm của Google đến việc phát triển các sản phẩm phần cứng của riêng mình và mua lại các công ty liên quan.

Google Store chính thức ra mắt vào tháng 3 năm 2015. Ở thời điểm bấy giờ, Google mới chỉ phát triển giới hạn các thiết bị phần cứng. Tuy nhiên, việc ra mắt Google Store là một bước tiến quan trọng mang tính nền tảng.

Năm tiếp theo, Google giới thiệu chiếc điện thoại Pixel đầu tiên và loa thông minh Google Home thế hệ thứ nhất - chính thức khởi động sáng kiến ​​“Made by Google”. Kể từ đó, hàng chục sản phẩm đã được tung ra trong Google Store. Hiện tại, đây là nơi bạn có thể tìm thấy điện thoại Pixel, thiết bị thông minh Nest, Chromecast, Chromebook và phụ kiện.

“Made by Google”

Bạn có thể mua gì trong Google Store?

Google phân phối sản phẩm kỹ thuật số (phần mềm) trên Play Store, trong khi mảng sản phẩm phần cứng thuộc về Google Store. Như đã đề cập, thiết bị phần cứng được mở bán trên Google Store bao gồm điện thoại Pixel, Chromebook, Chromecast, thiết bị Nest và một số sản phẩm từ các đối tác của Google.

Tất nhiên, Google Store không phải là nơi duy nhất để mua phần cứng của Google. Nhiều sản phẩm của hãng có thể được mua tại các nhà bán lẻ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu mua một sản phẩm của Google từ chính Google Store, bạn thường sẽ nhận được dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Google Store

Tương đương với Google Store chính là Apple Store. Trên cả hai cửa hàng phần cứng trực tuyến này, bạn vẫn có thể tìm thấy một số sản phẩm từ các bên thứ ba, nhưng phần lớn các mặt hàng thuộc về chủ sở sở hữu nền tảng.

Không giống như Apple Store, Google Store chỉ là một cửa trực tuyến. Hoàn toàn không có cửa hàng Google Store trên các con phố, trung tâm mua sắm. Nhưng điều này hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai, khi mảng phần cứng của Google ngày càng lớn mạnh.

Đáng chú ý, bên cạnh sản phẩm phần cứng, bạn cũng có thể mua các gói thuê bao đăng ký dịch vụ trên Google Store. Chẳng hạn, có thể mua gói thuê bao các dịch vụ như Google One, Stadia Pro và YouTube Premium. Đây là những gói đăng ký thường đi cùng với các sản phẩm phần cứng.

Thứ Bảy, 13/02/2021 00:09
41 👨 2.660
0 Bình luận
Sắp xếp theo