Apple lần cuối không có Jobs

Các nhà đầu tư và fan của Apple hy vọng việc Steve Jobs từ chức CEO sẽ không đẩy Apple rơi vào một thời kỳ khủng hoảng như trước đây, khi ông bị Công ty “ruồng rẫy”.

Apple lần cuối không có Jobs Steve Jobs có tầm nhìn xa trông rộng đến đâu? Đó là một câu hỏi khó có câu trả lời chính xác. Khi Jobs và người bạn Steve Wozniak của ông đồng sáng tạo ra chiếc máy tính Apple vào năm 1976, lúc đó không thể hình dung được rằng máy tính của họ sẽ đem lại ảnh hưởng công nghệ cho cả thế giới như ngày hôm nay. Ngược lại, Apple có cả một thập kỷ trong hành trình đi lên của mình mấp mé trên bờ vực trở thành một thương hiệu hạng hai, nếu không bị sụp đổ hoàn toàn.

Sau thành công vang dội của cỗ máy Apple II vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, Jobs tỏ ra thiếu kinh nghiệm trong chi tiêu và quản lý Công ty. Điều đó đã khiến Hội đồng quản trị Apple yêu cầu cần có một CEO lão luyện lèo lái công ty. Quyết định được đưa ra, John Sculley, cựu chủ tịch Pepsi, được chọn để cùng Jobs quản lý công ty đang trên đà phát triển nhanh chóng. Nhưng Jobs lại gây ra nhiều bất đồng trong vai trò mới khiến Hội đồng quản trị quyết định gạt ông ra rìa vào năm 1985. Khăn gói ra đi, Jobs bán tất cả số cổ phiếu của Apple chỉ giữ lại duy nhất một cổ phiếu - đủ để có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm trong công ty.

Từ thời điểm này, Apple trở nên phổ biến và bị mất dần vị thế trước sự phát triển rộng khắp của Microsoft do Bill Gates lãnh đạo trong suốt những năm 1990. Sculley không thành công lắm, nhưng hai CEO được Apple thuê tiếp sau đó thậm chí còn gây ra đổ vỡ lớn hơn. Đó là Michael Spindler và Gil Amelio.

Jobs trở lại Apple vào năm 1997, khi Apple mua lại công ty máy tính cá nhân NeXT của Jobs. Từ năm 1997, Apple trở thành thương hiệu vô giá trong ngành công nghiệp máy tính, với những sản phẩm đình đám từ phần cứng như iBook trong những năm đầu 2000 và iPhone, cho tới những ý tưởng mang tính cách mạng như App Store. Nhưng những gì đã xảy ra với Apple khi không có Jobs liệu có lặp lại thêm một lần nữa không?

Sản phẩm tốt, quản lý tồi

Nhìn lại quá khứ, Apple đã cho ra đời một số sản phẩm tốt trong thời kỳ không có Jobs, nhưng hoặc là do quản lý kém hoặc không làm tốt khâu tiếp thị nên chúng đã không thể cất cánh. Từ đó, chúng ta có thể thấy việc mất Jobs hôm nay gây cho các nhà đầu tư (vào Apple) lo lắng thế nào. Jobs nói ra những thứ chúng ta muốn trước khi chúng ta biết mình muốn gì. Vì thế, nếu ông không nói tới thì ngay cả những sản phẩm tốt nhất mang tính cách mạng nhất vẫn sẽ không được chú ý.

Apple lần cuối không có Jobs Newton ra mắt năm 1993 là một ví dụ về một sản phẩm tốt của Apple mà vẫn thất bại. Newton là một trong những mẫu PDA (thiết bị số hỗ trợ cá nhân) cách tân đầu tiên trên thế giới dành cho người tiêu dùng. Thiết bị có một màn hình cảm ứng, dùng bút stylus và hầu như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường vào lúc đó. Tuy nhiên, nó đã thất bại mặc dù có thiết kế cách tân và giá "cao sang" (hai điểm tạo nên sự thành công của iPhone). Vấn đề là, Apple đã cho phép Motorola, Sharp, và Digital Ocean sản xuất các thiết bị chạy hệ điều hành Newton OS, và rốt cục, có lẽ việc thiếu tính nhất quán đã khiến chúng không được chấp nhận (gần đây hẳn bạn thường nghe tới điều này với Android). Mặc dù những người đam mê máy tính bảng vẫn xem Newton như là một thiết bị di động tuyệt vời, Apple công bố chấm dứt Newton OS vào năm 1998, một năm sau khi Steve Jobs quay trở lại với công ty.

Sản phẩm tồi

Nhưng trong hầu hết thời kỳ Apple không có Steve Jobs, không phải chỉ có sản phẩm tốt không tìm thấy khách hàng, mà còn có những sản phẩm tồi do quản lý thiếu tập trung.

Ví dụ, năm 1991, Apple liên doanh với IBM và Motorola lập ra một công ty gọi là Taligent để phát triển và cấp phép cho hệ điều hành chạy trên kiến trúc PowerPC của IBM. Ý tưởng là để moi tiền từ Microsoft. Apple đầu tư nguồn lực lớn để thực hiện mưu mô của bộ ba công ty, và hy vọng sẽ kiểm soát việc sản xuất phần cứng, phần mềm, và thiết kế bằng cách tạo ra một liên minh chiến lược của các công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử.


Tuy nhiên, trong khoảng thời gian Apple cùng IBM, và Morotola Group (được biết đến như là liên danh AIM) cố gắng tạo ra chip PowerPC cho hệ thống máy tính cá nhân của mình, thị phần trên toàn thế giới của Apple đã giảm từ 12% xuống còn 3%. Trước hoàn cảnh đó, Apple tìm mọi cách cứu vãn tình thế. Thậm chí tệ hại tới mức, Apple từ chối đăng ký bản quyền hệ điều hành của mình chạy trên PowerPC, do đó, IBM và Motorola bị mất mọi cơ hội kiếm tiền trên sản phẩm này.

Một vấn đề lớn nữa là các CEO của Apple đã xem việc mở rộng nhãn hiệu và hợp tác với các công ty khác (như vụ PowerPC) là những phương pháp hữu hiệu để tăng sức cạnh tranh trong thế giới PC. Vào đầu thập kỷ 1990, Apple đã tung ra hai loại máy tính Apple II và Macintosh nhắm vào hai đối tượng người dùng khác nhau và thậm chí sau khi Apple II được cho về vườn, Apple bắt đầu sản xuất nhiều Macintosh quá giống nhau khiến người tiêu dùng nhầm lẫn. Cùng thời gian này, Windows ngày càng trở nên thân thiện với người dùng phổ thông, và cuối cùng sự tích hợp trình duyệt Internet Explorer vào tất cả các phiên bản Windows đã đem lại thế thượng phong cho hệ điều hành của Microsoft.

Apple và Jobs cần có nhau

Apple lần cuối không có Jobs

Jobs đã rất thành công trong vai trò CEO Apple không có nghĩa là tất cả mọi thứ ông đã làm đều thành công. Sau khi bị Apple hất cẳng, Jobs đã thành lập NeXT, tập trung vào việc sản xuất máy trạm cao cấp. Đến năm 1989 công ty cho ra đời bộ máy Next Computer sang trọng, còn gọi là The Cube. Nhưng với cái giá 6.500 USD quá cao, nó hoàn toàn thất bại trên thị trường, và bị khai tử. Jobs tập trung vào phần mềm, phát triển hệ điều hành NeXTSTEP. Năm 1996, Apple bị NeXTSTEP thuyết phục trong lúc họ đang kiếm nền tảng mới cho máy Mac, đã đồng ý mua NeXT với giá 427 triệu USD, đồng thời thuê Jobs làm cố vấn.

Khi trở lại công ty của mình trong vai trò CEO vào năm 1997, ông đã có được những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm của mình cũng như của Apple trong thập kỷ trước. Một trong những quyết định đầu tiên và đúng đắn nhất của Jobs ngay sau khi trở lại là ngăn chặn việc "nhân bản" máy tính Macintosh. Từ năm 1995, Apple đã cho phép Power Computing Corporation sản xuất máy tính tương thích Mac. Thỏa thuận này không những ăn lẹm vào lợi nhuận của Apple mà còn làm giảm chất lượng của máy Mac trên thị trường. Giống như trường hợp Newton. Với hệ điều hành được cấp phép cho bất kỳ nhà sản xuất thiết bị nào chịu trả tiền, các sản phẩm thiếu tính thống nhất. Hơn nữa lại không thể kiểm soát chất lượng là thế mạnh của Apple với các sản phẩm nổi tiếng của mình.

Jobs trở lại và chỉ cho Apple thấy rằng sản phẩm của công ty là cách để phát triển, để rồi đưa công ty trở thành mô hình “rào dậu” thành công nhất từ trước tới giờ.

Bloomberg đặc biệt đánh giá cao quãng đời sự nghiệp của Jobs với NeXT. Cho dù thất bại, nhưng đó là thời kỳ trui rèn để ông trở thành “phù thủy” công nghệ cùng với những ma lực khiến giới truyền thông ngày nay luôn tự nguyện khuếch trương cho sản phẩm của Apple.

Bây giờ, khi Jobs đã quyết định giã từ vĩnh viễn vị trí CEO của Apple, các nhà đầu tư đang nhìn lại sự nghiệp của ông, và hy vọng công ty vẫn tiếp tục phát triển dù không có ông. Chắc chắn Jobs là người có tầm nhìn tuyệt vời về sản phẩm, nhưng đó là một tầm nhìn để đưa Apple đi đúng hướng, và ông đã dạy cho công ty những bài học không thể nào quên.

Thứ Hai, 29/08/2011 10:50
52 👨 258
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp