Lựu đạn nổ trên cạn và dưới nước, ở đâu nguy hiểm với con người hơn?

Hình ảnh lựu đạn nổ đã khá quen thuộc với chúng ta trong các bộ phim về chiến tranh. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của lựu đạn và mức độ nguy hiểm của nó khác nhau như thế nào khi phát nổ ở trên mặt đất và dưới nước?

Lựu đạn là một hình thức khác của thuốc nổ. Tên gọi lựu đạn xuất phát từ từ "Pomegranate", trong tiếng Pháp có nghĩa là quả lựu.

Quả lựu đạn

Cấu tạo của lựu đạn

Lựu đạn có hai phần chính:

  • Vật liệu dễ cháy: thuốc súng, chất nổ để tạo ra vụ nổ. Hiện nay người ta còn sử dụng những vật liệu khác như vật liệu tạo lửa, vật liệu tạo khói, hơi cay, khí độc,... để tạo ra nhiều loại lựu đạn khác.
  • Hệ thống đánh lửa: kíp nổ có chức năng kích cho vật liệu bên trong phát nổ. Có 2 loại kíp nổ chính: kíp nổ hẹn giờ và kíp nổ va đập, tiếp xúc.

Trên cạn và dưới nước, ở đâu nguy hiểm với con người hơn nếu có lựu đạn nổ?

Lựu đạn nổ

Nếu lựu đạn nổ trên cạn

Khi lựu đạn nổ, các mảnh vỏ, bi sắt, các mảnh kim loại được nhồi ở bên trong, sóng xung kích,... sẽ bắn ra xung quanh với tốc độ cực lớn và gây sát thương lớn trong phạm vi bán kính 5 mét. Vì vậy, nếu lựu đạn nổ trên cạn, hãy nhanh chân tìm nơi trú ẩn, góc khuất, vật che chắn nếu không kịp hãy nằm ngay xuống hướng chân về phía tâm nổ giảm mức độ sát thương xuống thấp nhất. Nếu gần đó có ao hồ hay bể nước thì hãy nhanh chân nhảy xuống và nín thở, khi lựu đạn nổ xong mới ngoi lên.

Lựu đạn nổ trên cạn

Nếu lựu đạn nổ dưới nước

Ở trong môi trường nước, sức cản cao hơn so với trong không khí nên các mảnh lựu đạn hay thậm chí cả đầu đạn cũng không đi xa được. Nhưng nó lại gây ra sóng xung kích. Nếu ở trên mặt đất, loại sóng này dễ bị tiêu tan trong không khí. Còn ở trong môi trường nước, sóng xung kích dễ dàng lan truyền với tốc độ lớn kèm theo năng lượng ra xung quanh.

Các chàng trai trong video dưới đây đã tiến thành một thí nghiệm thú vị để tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của lựu đạn khi nổ dưới nước.

Một quả bóng bay chứa cả không khí và chất lỏng tượng trưng cho phổi, máu và nước của cơ thể con người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, họ đã thay thế cơ thể người bằng những quả bóng này khi tiến hành thí nghiệm trong bể bơi.

Theo dõi video, ta có thể thấy không có quả bóng nào bị ép vỡ nhưng dưới tác động của sóng xung kích chúng bị biến dạng. Nếu những cơ quan nội tạng của con người cũng bị biến dạng kinh khủng như vậy thì sẽ gây chấn động nội tạng nặng dẫn tới tử vong.

Cho nên nếu bạn ở dưới nước cùng quả lựu đạn, hãy cố gắng bơi ra xa hết mức có thể hoặc trồi cả người lên khỏi mặt nước trước khi nó kịp phát nổ.

Thứ Năm, 27/10/2016 09:54
42 👨 5.941
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học vui