Với nhiều người không thích 3D, những người cho thế giới này là phẳng, việc thanh đổi công nghệ từ 2D lên 3D vẫn còn đủ chậm để họ có thể làm quen.
Theo Cnet, có khoảng từ 4 đến 10 % dân số tỏ ra không hứng thú với công nghệ hình ảnh 3D. Với họ, công nghệ chuyển đổi những hình ảnh 2D thông thường thành 3D không phải là thứ họ cần và họ không quan tâm. Hàng triệu người đó sẽ cảm thấy "lạc hậu" khi các nhà sản xuất phần cứng và cung cấp nội dung đang chuyển dần sang công nghệ mới này. Với họ, việc chuyển đổi đó thật ra cũng không quá "nghiêm trọng". Họ vẫn có thể xem được các nội dung 3D dựa trên công nghệ 2D. Một số người đã lựa chọn xem bộ phim Avatar 2D bởi vì đơn giản, phòng chiếu của phim Avatar 2D thì quá vắng ngược lại với những phòng chiếu 3D luôn chật ních người. Hơn thế nữa, họ cũng chẳng phải "mất công" đeo thêm một chiếc kính "vớ vẩn". Đó là lý do giải thích cho việc họ không quan tâm đến công nghệ 3D.
Không phải tất cả mọi người đều hào hứng với 3D. (Ảnh: Getty).
Nhưng thái độ hờ hững rõ ràng không phải là hành động tốt. Hiện tại và trong lương lai, 3D có sức hút mạnh mẽ với hầu hết với mọi người, vậy tại sao chỉ có một số người lại tỏ ra "cố chấp" và không quan tâm đến công nghệ ba chiều này? Thật sự, nguyên nhân của những người ghét 3D là những hình ảnh 3D khiến họ cảm thấy mệt và đau đầu khi xem. Ví dụ, Daniel Tardiman, phóng viên của Cnet, anh này còn không thể xem được bất cứ điều gì khi đeo kính và ngồi xem bộ phim Avatar 3D. Như vậy, với nhiều người, không phải họ cố tình "đứng ngoài cuộc".
Nhà sản xuất im lặng
Xu hướng mang công nghệ 3D đến với giải trí tại nhà là một đề tài được quan tâm rất nhiều, nhưng các nhà sản xuất cũng chưa cho biết việc thay đổi công nghệ đó sẽ diễn ra như thế nào với những người đã quen thuộc với hình ảnh "phẳng". Các nhà sản xuất TV đang lao vào cuộc cạnh tranh mới trong lĩnh vực 3D và có thể sẽ bỏ quên những người không thích 3D. Vấn đề đặt ra là có thể họ sẽ đánh mất số lượng khách hàng mua TV trên thị trường nếu như không quan tâm đến vấn đề này.
Chưa có một nhà sản xuất HDTV nào tỏ ra quan tâm đến vấn đề trên khi được hỏi về việc có một số người chỉ xem được các hình ảnh 2D.
Bruce Berkoff, thành viên của tổ chức LCD TV, cựu chuyên viên tiếp thị của LG, cho rằng những ồn ào xung quanh 3D chỉ là sự thổi phồng. Thật ra, các nhà sản xuất TV đều chưa thực sự quan tâm đến việc đưa các sản phẩm của họ ra thương mại. Đồng thời, cũng không hy vọng người tiêu dùng phải tiêu tốn quá nhiều tiền vào nó. Muốn xem được công nghệ hình ảnh nổi, người dùng sẽ phải chuẩn bị những chiếc "kính trập động" (kính chuyên dụng để xem 3D) với giá không quá đắt. Một vài mẫu TV sẽ đi kèm kính, nhưng không phải là tất cả. Như vậy, số tiền người dùng dành cho công nghệ 3D sẽ là không quá lớn.
Để đôi mắt của bạn kiểm chứng
Công nghệ hình ảnh 3D sẽ dần thay thế 2D truyền thông. (Ảnh: Getty).
Theo các bác sĩ về mắt, việc không thể thấy được hình ảnh nổi, với nhiều người, là một tật có thể sửa được. Bác sĩ Brad Habermehl, hiệu trưởng trường đại học mắt cho biết, "việc không thể thấy được các hình ảnh ba chiều của một số người có thể giải quyết được".
Theo ông Habermehl, để giải quyết được vấn đề trên phải tuân theo chỉ dẫn khoa học và vật lý. Những người không xem được hình ảnh nổi có thể luyện tập theo cách nhìn vào những chuyển động xoay tròn (phương pháp "Train Wheel") và cố gắng tập trung hai mắt vào cùng một điểm. Việc tập luyện này cũng đơn giản như tập đi xe đạp. Nhưng nếu chỉ luyện tập một lần, bạn có thể không "tưởng tượng" ra những hình ảnh ba chiều và sẽ lại không thấy được chúng. Khả năng nhìn được những hình ảnh đó phải trải qua quá trình luyện tập về thị giác nhiều lần.
Tuy nhiên, dù bạn có xem hay không xem được 3D, điều đó cũng chẳng làm thay đổi được việc chuyển lên một "ngôn ngữ" mới của phim ảnh và các chương trình truyền hình. Với một người đạo diễn chương trình 3D, ông ta cũng không còn quan tâm đến những hiệu ứng hình ảnh kiểu 2D mà mọi người vẫn thường xem, như tốc độ các màn hành động, chiều sâu và sự chuyển động của hình ảnh, vật thể. Cắt giảm và chuyển đổi các góc quay thông thường của camera có thể khiến cho người xem cảm thấy hụt hẫng. Một "tiêu chuẩn" cho việc quay phim 3D mới đặt ra như kiểu đặt một máy quay nhìn xuống và diễn mọi cảnh xung quanh chiếc máy đó, hoàn toàn khác biệt với cách quay phim 2D thông thường. Hiện tại, những bộ phim 3D được coi là sản phẩm điện ảnh đích thực hơn so với sản phẩm 2D.
Tương lai của 3D
Với sự nổi bật tại CES, 3D là công nghệ tương lai của TV trong những năm tới đây. Theo phóng viên Gary Merson của trang HDGuru3D, "3D rõ ràng như màu đen và trắng. Nó là một tính năng, như việc kết nối Internet hay thể hiện Stereo". Anh cũng nhấn mạnh rằng nội dung 3D bây giờ vẫn chưa xuất hiện, và nhiều người tiêu dùng cũng mới chỉ bỏ tiền ra để nâng cấp chiếc TV cổ điển của mình thành một chiếc màn hình mỏng HD.
Với nhiều người không thích 3D, những người cho thế giới này là phẳng, việc thanh đổi công nghệ từ 2D lên 3D vẫn còn đủ chậm để họ có thể làm quen.