Cảm biến ảnh dùng làm 'mắt' cho người mù

Cảm biến kích thước 3mm2 với 1.500 điểm ảnh nhạy sáng giúp người khiếm thị có thể phát hiện được ánh sáng và một số hình dạng cơ bản.

Cảm biến ảnh dùng làm 'mắt' cho người mù
Cấy ghép một cảm biến ảnh vào sau võng mạc của bệnh nhân.

Sự ra đời của cảm biến hình ảnh kỹ thuật số thực sự đã đáp ứng được nhiều sự tiện dụng và mong đợi từ cộng đồng nhiếp ảnh gia từ khoảng đầu thế kỷ 21 đến nay. Tuy nhiên, những gì mà các bác sĩ tại bệnh viện mắt Oxford Eye Hospital và King's College Hospital tại London, Anh thực sự rất kỳ diệu. Thử nghiệm lâm sàng của giáo sư Robert MacLaren và Tim Jackson đã giúp hai người mù có thể nhìn thấy một phần trở lại.

Hai bệnh nhân, Chris James và Robin Millar mất khả năng quang sát do một bệnh lý được gọi là viêm võng mạc sắc tố, các tế bào tiếp nhận ánh sáng ở phía sau của mắt dần dần chấm dứt hoạt động.

Điểm mấu chốt ở sự chuyển biến thần kỳ này là một cảm biến hình ảnh có diện tích chỉ 3 x 3 mm có 1.500 điểm ảnh nhạy sáng đóng vai trò tiếp nhận ánh sáng và các tế bào hình nón. Các phẫu thuật sau đó đã đặt thiết bị này phía sau võng mạc và kết nối với thần kinh thị giác của bệnh nhân đồng thời cấy ghép một chip điều khiển đằng sau tai của họ. Các cảm biến, được phát triển bởi một công ty của Đức mang tên Retina Implant AG sau đó sẽ gửi tín hiệu đến các dây thần kinh thị giác và đến não mỗi khi nó phát hiện ánh sáng.

Bước đầu của cuộc nghiên cứu này đã giúp hai bệnh nhân có thể cảm nhận được ánh sáng và một số hình dạng cơ bản. Nhưng những giáo sư tin rằng bộ não của các bệnh nhân sẽ bắt đầu thích ứng để giải thích các tín hiệu từ tế bào cấy ghép. Với các thiết bị được cấy ghép, hai bệnh nhân này có thể nhận dạng một cách đơn giản cảnh quan xung quanh để không cần phải nhờ đến các vật dụng khác.

Thứ Bảy, 05/05/2012 11:00
31 👨 204
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp