Một phương pháp mới có thể được các hacker lợi dụng để tấn công máy tính: sử dụng bộ nhớ flash của BIOS làm môi trường ẩn chứa cho các đoạn mã nguy hiểm. Hình thức mới này khiến cho hệ điều hành máy tính dù phát hiện ra cũng khó mà diệt trừ được các chương trình độc này.
BIOS - Basic Input/Output System - điều khiển việc kiểm tra sơ bộ phần cứng máy tính, chứa những thông tin và công cụ cấu hình một số tính năng cơ bản trên máy tính của bạn, can thiệp trước khi các hệ điều hành như Windows được nạp vào máy tính.
Phần nhân của BIOS được ghi vào trong ROM, rất khó có thể thay đổi. Tuy nhiên một phần các công cụ và thông tin cấu hình phần cứng của máy lại nằm trong bộ nhớ flash, có thể ghi xóa được. Các thông tin nằm trong vùng flash này sau đó được chuyển giao cho hệ điều hành sử dụng. Các nhà sản xuất cũng có thể nâng cấp một số tính năng của mainboard thông qua việc nạp thêm một số thông tin vào vùng nhớ này (gọi là Update Flash BIOS).
Những hacker am hiểu về Rootkits (những công cụ hoạt động vượt qua sự kiểm soát của hệ điều hành) có thể tận dụng không gian bộ nhớ flash này để ẩn chứa các chương trình độc hại. Chính vì vậy, dù hệ điều hành có phát hiện bị nhiễm mã độc thì cũng rất khó để có thể loại trừ. Đây chính là phát hiện mới nhất của nhà nghiên cứu John Heasman của NGS (Next-Generation Security Software), đưa ra tại hội nghị Hacker Mũ Đen được tổ chức trong tuần này.
Cụ thể, những hacker có thể sử dụng các công cụ quản lý việc sử dụng nguồn điện của BIOS (ACPI ), và sử dụng ngôn ngữ lập trình này để tạo ra các Rootkits ẩn chứa trong bộ nhớ flash. Ngay cả việc thay thế một số chức năng của bộ công cụ này thành các đoạn mã độc cũng là điều hoàn toàn có thể.
Điều nguy hiểm là các đoạn mã này tồn tại và phát tán bất kể bạn format (định dạng) lại đĩa cứng, cài đặt lại hệ điều hành hay cài các chương trình phòng chống mã độc. Chương trình sẽ tự động nạp vào mỗi khi bạn bật máy tính lên.
Hiện, chỉ có hai cách để phòng chống việc này. Thứ nhất là khóa chức năng cập nhật flash BIOS tự động. Cách thứ hai là sử dụng một số loại BIOS bảo mật đặc biệt, ví dụ Phoenix Technologies' TrustedCore hoặc Intel's SecureFlash.
TRẦN HUY (tổng hợp)
BIOS cũng là một ẩn họa
200
Bạn nên đọc
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
30 lời chúc sinh nhật chồng yêu ý nghĩa và ngọt ngào
Hôm qua 1 -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
Những câu nói hay về mùa thu, lời chào mùa thu hay và ý nghĩa
Hôm qua -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
Cách sửa file MP4 bị hỏng với thủ thuật đơn giản
Hôm qua -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
Đấu Trường Chân Lý Mobile (TFT Mobile)