Hầm cổ đại đối phó hạn hán được mệnh danh 'cung điện chìm'

Hầm chứa nước Basilica Cistern là hầm chứa nước của đế quốc Đông La Mã xây dưới lòng đất cách đây 1.500 năm trước, với diện tích lên tới 10.000 m2.

Hầm chứa nước này còn được gọi là “cung điện chìm”, nằm ở bán đảo Istanbul cổ đại, nơi từng là thủ đô đế quốc Đông La Mã, được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Justinian I nhằm giải quyết vấn đề hạn hán của thành phố.

Hầm chứa nước này còn được gọi là “cung điện chìm”

Hầm chứa là một gian phòng khổng lồ dưới lòng đất với chiều dài 143m, ngang 70m, có khả năng chứa tối đa gần 100.000 tấn nước. Trần hầm được chống đỡ bởi 336 cột đá cẩm thạch tạo nên những mái vòm cực đẹp chẳng khác nào những giáo đường nổi tiếng tại Châu Âu.

Sau thế kỷ 10, hầm chứa không còn được sử dụng do việc bảo trì quá tốn kém. Khi thủ đô Constantinople rơi vào tay đế chế Ottoman vào năm 1453, hệ thống hầm chứa nước này bị lãng quên. Qua nhiều năm, căn hầm đã bị hàng tấn bùn che lấp.

Năm 1545, Petrus Gyllius - nhà khảo cổ người Pháp, đã phát hiện ra “cung điện dưới nước” Basilica Cistern. Từ khi được phát hiện lại cho tới nay, căn hầm đã được gia cố vài lần và trở thành một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Istanbul.

Vào năm 1990, một hệ thống bục gỗ đã được chính quyền thành phố cho lắp đặt trên một phần diện tích nước để làm khu vực cho du khách đi lại bên trong bể chứa. Năm 2022, sau quá trình phục hồi kỹ lưỡng kéo dài 2 năm, Basilica Cistern đã mở cửa trở lại và đón 15.00 lượt khách tham quan mỗi ngày.

Chủ Nhật, 10/09/2023 07:56
31 👨 197
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học