Sữa mẹ sau khi vắt bảo quản như thế nào mới đúng

Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Ngoài ra trong sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng cần thiết để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.

Sữa mẹ tốt là vậy, nhưng nhiều bà mẹ bỉm sữa lại không biết làm sao để bảo quản sữa cho con có thể dùng được lâu dài hoặc bảo quản sữa không đúng cách, làm mất đi thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ. Chính vì vậy, để giúp các mẹ hiểu thêm về vấn đề này, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ cách bảo quản sữa đúng cách để sữa vẫn giữ được các chất dinh dưỡng cho trẻ.

Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách

1. Sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 6-8 tiếng

Nếu gia đình nào không có tủ lạnh hoặc muốn cho con uống sữa ngay thì có thể bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng bình thường. Khi nhiệt độ phòng ở mức 26 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 6-8 tiếng mà không sợ bị mất chất dinh dưỡng. Còn nhiệt độ phòng cao hơn 26 độ C, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh hơn, chính vì vậy sữa mẹ chỉ bảo quản được 3-4 tiếng.

2. Sữa mẹ vắt ra để được ít nhất 72 tiếng trong tủ lạnh

Sữa mẹ vắt ra để được ít nhất 72 tiếng trong tủ lạnh

Nếu muốn bảo quản sữa được lâu hơn, thì tủ lạnh sẽ là nơi lý tưởng nhất cho bạn. Với sữa mẹ mới được vắt ra có thể bảo quản được ít nhất 72 tiếng đồng hồ. Cách bảo quản tốt nhất là để sữa mẹ vắt ra trên ngăn đá, nơi lạnh nhất của tủ lạnh. Không được để sữa mẹ ở cánh tủ lạnh vì đó là nơi ít lạnh nhất.

3. Sữa mẹ vắt ra để được 3 tháng trong tủ đông đá

Sữa mẹ vắt ra để được 3 tháng trong tủ đông đá

Sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 tháng ở ngăn đông đá có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (tương đương -18 độ C), để được 2 tuần trong ngăn đông đá không có cánh cửa riêng với ngăn lạnh (tương đương -15 độ C), để được 6-12 tháng trong ngăn đông đá của tủ lạnh có công nghệ không đóng tuyết (tương đương -20 độ C).

Trong quá trình bảo quản sữa trong ngăn đông đá của tủ lạnh, quá trình này có thể làm mất đi một lượng các tế bào bạch cầu cũng như hàm lượng vitamin C trong sữa mẹ, thế nhưng lượng protein, chất béo, các enzim, đường lactose và hầu hết các vitamin và chất kháng thể, chất chống viêm khác hầu như vẫn được đảm bảo.

4. Sữa mẹ vừa mới vắt ra có thể thêm vào sữa mẹ đã vắt ra từ trước

Có thể cho sữa mới và sữa cũ để bảo quản cùng nhau, thế nhưng điều này không được khuyến khích, bởi khi cho sữa mới vắt đang còn ấm vào sữa cũ sẽ làm cho các vi khuẩn trong sữa cũ đang bị tủ lạnh vô hiệu hóa bỗng “tỉnh” lại có thể làm hỏng hết phần sữa đó của bạn. Nếu bắt buộc mẹ vẫn cần phải cho chung vào một hộp để bảo quản, thì tốt nhất nên cho sữa mới vắt vào tủ lạnh để làm lạnh, rồi với cho lại vào hộp sữa cũ trước đó.

5. Một số sữa mẹ vắt ra để tủ lạnh có... mùi

Có nhiều trường hợp sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh, khi lấy ra sử dụng thường có những mùi lạ như mùi tanh, mùi kim loại, thậm chí mùi xà phòng làm nhiều mẹ nghĩ sữa này đã hỏng và đem ném bỏ chúng. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy, sữa mẹ có mùi lạ đó là do tác động của enzim lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Trong trường hợp này, các mẹ cũng không cần quá lo lắng hoặc ném bỏ những bịch sữa này, bởi nó vẫn còn có thể dùng được mà không có vấn đề gì.

Để khắc phục tình trạng sữa có mùi khi bảo quản các mẹ có thể làm như sau: hâm nóng sữa mẹ vắt ra đến 72 độ C trong vòng 2 phút ngay sau khi vắt (trước khi để tủ lạnh) để ngăn chặn sự hoạt động của enzim lipase. Tiếp theo, nhanh chóng làm lạnh sữa mẹ vắt ra bằng cách đặt vật đựng sữa trong một bát nước đá. Sau đó, sữa mẹ vắt ra có thể được bảo quản trong tủ lạnh như bình thường. Lưu ý là cách làm này có thể làm một số chất miễn dịch trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc tiêu diệt nhưng vẫn tốt hơn so với việc phải bỏ sữa đi hoàn toàn.

6. Không nên hâm nóng sữa mẹ vắt ra bằng lò vi sóng

Không nên hâm nóng sữa mẹ vắt ra bằng lò vi sóng

Hâm sữa trong lò vi sóng sẽ làm cho sữa nóng không đồng đều, ngoài ra còn làm mất đi đáng kể đặc tính chống viêm, miễn dịch ở sữa. Vậy nên, cách hâm nóng đúng cách nhất là bạn nên ngâm sữa vào một bát nước ấm hoặc để túi sữa trực tiếp dưới vòi nước ấm đang chảy.

7. Không dùng lại sữa mẹ vắt ra mà bé uống thừa

Khi trẻ uống không hết sữa, nhiều mẹ thấy còn thừa nhiều và giữ lại bảo quản cho lần uống tiếp theo của các con. Thế nhưng bạn có biết, điều này vô cùng có hại cho trẻ, bởi khi trẻ sử dụng sữa, một lượng lớn vi khuẩn từ miệng bé đã phát triển trong sữa, không tốt để bảo quản cho lần tiếp theo.

8. Không nhất thiết phải làm ấm sữa mẹ vắt ra

Không nhất thiết phải làm ấm sữa mẹ vắt ra

Một số bé có thể uống sữa mẹ vắt ra ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ mát hoặc nhiệt độ ấm. Điều này phụ thuộc vào sở thích của từng bé, mẹ không nhất thiết phải hâm sữa thật ấm nóng trước khi cho bé uống.

9. Sữa mẹ vắt ra có thể đựng trong bình nhựa, thủy tinh hoặc túi nhựa chuyên dụng

Bình thủy tinh, bình nhựa chất liệu tốt hay túi nhựa đựng sữa chuyên dụng đều là những dụng cụ mà mẹ có thể thoải mái đựng sữa để bảo quản cho con.

Thứ Ba, 25/07/2017 17:43
31 👨 2.518
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Nuôi dạy con