Đã có một số tiến bộ đối với ổ cứng gắn ngoài qua cổng USB trong thời gian gần đây: dung lượng lên đến vài trăm gigabyte, có thể tự động backup dữ liệu, chạy ổn định với những máy có công suất nguồn yếu... Đây là phương tiện lưu trữ lý tưởng cho những công việc di động nhưng cần một khối lượng dữ liệu khổng lồ...
Nếu thường xuyên lưu trữ những dữ liệu chừng 2 GB trở xuống, bạn chỉ cần trang bị một đĩa flash USB loại 2 GB. Đối với dữ liệu lớn hơn, bạn có thể mua thêm nhiều đĩa flash như thế nhưng việc sao chép sẽ khó hơn vì phải cắt nhỏ file sao cho vừa với từng đĩa. Khi đó, bạn có thể sắm một đĩa cứng gắn ngoài với dung lượng gấp vài chục lần đến vài trăm lần dung lượng đĩa flash USB để không phải đắn đo trong việc copy dữ liệu.
Ngoài ra, nếu khéo sắm, bạn có thể dùng đĩa này để copy trực tiếp hình từ thẻ nhớ máy chụp hình mà không cần máy tính khi chụp hình với số lượng lớn có độ phân giải cao, hoặc lưu dự phòng (backup) các dữ liệu quan trọng.
Chọn loại rời hay loại tích hợp?
Bạn có 2 cách chọn khi có nhu cầu dùng đĩa cứng gắn ngoài. Một là mua hộp đựng đĩa cứng (có chứa các cổng giao tiếp) và đĩa cứng tương thích. Hai là mua loại đĩa cứng gắn ngoài đã có sẵn hộp của nhà sản xuất. Xét về giá, cách chọn 2 sẽ đắt hơn khoảng 15 USD so với cách chọn 1 nhưng bù lại tính ổn định của đĩa thường cao hơn và có thêm nhiều chức năng khác. Hơn nữa, về sau bạn vẫn có thể thay đĩa cứng bên trong hộp đĩa bằng đĩa cứng có dung lượng lớn hơn. Ví dụ: Nếu mua ổ đĩa cứng gắn ngoài 80 GB có sẵn hộp, bạn tốn khoảng 86 USD; còn mua riêng đĩa cứng 80 GB dùng cho máy tính laptop sẽ mất 60 USD và hộp đựng đĩa cứng khoảng 10 USD.
Hiện nay, đa số đĩa cứng đều dùng chuẩn giao tiếp SATA, tuy nhiên còn khá nhiều hộp đĩa có cả 2 chuẩn ATA và SATA. Do vậy, nếu đang có đĩa cứng cũ dùng giao tiếp ATA, bạn hãy mua loại hộp đĩa này. Ngoài loại hộp đĩa nhỏ dùng cho đĩa cứng nhỏ 2,5 inch của máy tính laptop, bạn cũng có thể mua loại hộp đĩa lớn 3,5 inch để dùng đĩa cứng của máy tính để bàn. Ở thời điểm hiện tại, đĩa cứng gắn ngoài loại 2,5 inch chỉ có dung lượng tối đa là 250 GB, trong khi dung lượng đĩa cứng 3,5 inch gấp từ 3 lần trở lên. Vì vậy, đối với việc lưu trữ dữ liệu cực lớn để dựng phim, nhạc... có thể bạn phải sắm loại đĩa gắn ngoài có kích thước hơi lớn này.
Khi dùng đĩa cứng gắn ngoài, máy tính của bạn phải dùng Windows XP hoặc mới hơn, nếu có cổng USB 2.0 thì càng tốt. Ngoài giao tiếp với máy tính qua cổng USB 2.0, hiện nay, một số loại đĩa cứng gắn ngoài tích hợp hộp đĩa còn có cổng eSATA, khi đó bạn phải mua thêm đầu chuyển đổi từ SATA sang eSATA.
Cách dùng loại đĩa cứng gắn ngoài khá đơn giản, bạn chỉ việc dùng sợi cáp USB kèm theo đĩa (có 3 đầu cắm) để kết nối đĩa với máy tính và chờ khoảng chừng 30 giây để máy tính nhận diện xong thiết bị là dùng được. Trong một số trường hợp, bộ nguồn của máy tính dùng đĩa cứng gắn ngoài bị sụt áp, không đủ điện áp cấp cho ổ đĩa, bạn hãy cắm đầu USB còn lại trên sợi cáp vào một cổng USB khác của máy tính.
Một số chức năng kèm theo đĩa cứng gắn ngoài
Tùy theo số tiền mua hộp đựng đĩa cứng gắn ngoài hoặc loại nhãn hiệu đĩa cứng tích hợp chọn mua, nó sẽ có thêm các chức năng: backup (hoàn toàn hoặc tự động), bảo mật dữ liệu bằng vân tay hay phần mềm, copy trực tiếp thẻ nhớ…
Đối với loại có chức năng backup, trên vỏ hộp đĩa sẽ có nút backup. Khi bạn đã thiết lập thư mục backup và bấm nút này, toàn bộ dữ liệu của thư mục trên máy tính sẽ được đồng bộ với thư mục trên đĩa cứng gắn ngoài. Thời gian thực hiện phụ thuộc vào cơ chế backup, nếu là loại backup hoàn toàn, bạn sẽ tốn nhiều thời gian chờ copy toàn bộ dữ liệu; còn nếu là loại copy tự động, nó sẽ tự so sánh và chỉ copy những file dữ liệu đã bị thay đổi nên mất ít thời gian hơn. Một số ít ổ đĩa có chức năng bảo mật sẽ ngăn cản việc truy xuất dữ liệu tùy tiện nhằm giúp bạn yên tâm khi ổ đĩa rơi vào tay người khác, tuy nhiên, việc này giống như con dao hai lưỡi trong trường hợp bạn lỡ quên password hoặc hộp đĩa không nhận ra dấu vân tay của bạn.
Đối với hộp đựng đĩa cứng gắn ngoài, một số loại cao cấp có thêm khe đọc thẻ nhớ với chức năng copy trực tiếp dữ liệu từ thẻ nhớ vào đĩa cứng mà không cần dùng máy tính. Để thực hiện công việc này, hộp đựng đĩa cứng có thêm pin sạc. Một số loại đặc biệt có thêm các chức năng của một máy MP4 như: loa trên vỏ hộp, hoặc tích hợp phần mềm mở file video rồi truyền tín hiệu ra ngõ out tivi, cho phép bạn xem phim trên tivi mà không cần đầu đĩa.
Ổ cứng gắn ngoài: cứu tinh của dữ liệu
1.950
Bạn nên đọc
-
Công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật
-
Nên dùng PowerShell hay Command Prompt?
-
Abandonware là gì? Có hợp pháp không?
-
Intel XeSS là gì? So với Nvidia DLSS như thế nào?
-
UPnP là gì? Tại sao nên vô hiệu hóa nó trên router?
-
Diện tích hình trụ: Diện tích xung quanh hình trụ, diện tích toàn phần hình trụ
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
Kiểm soát định dạng khi dán văn bản trong Word
Hôm qua -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Cách xóa khoảng trắng giữa các chữ trong Word
Hôm qua -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua