“Bóc mẽ” 8 sự thật về công nghệ số

Đôi khi chúng ta gặp được những lời khuyên hoặc có những thắc mắc mà chưa có lời giải đáp? Dưới đây là 8 sự thật về những sản phẩm công nghệ.

Trong khi sử dụng máy tính và các sản phẩm công nghệ, không phải lời khuyên nào cũng đúng và lời khuyên nào cũng phải thực hiện theo. Dưới đây là những kinh nghiệm do Ismael Matos, chuyên gia công nghệ của trang tin CNet đưa ra để giúp mọi người giải đáp những thắc mắc có thể gặp phải.

Nên đợi 15 giây trước khi khởi động lại máy tính

Người dùng thường có thói quen đóng tất cả các ứng dụng đang mở, rồi lập tức sau đó khởi động lại máy tính. Tuy nhiên, thói quen này đôi khi gây hại cho tình trạng của đĩa cứng.

Theo đó, khi hoạt động, đĩa cứng sẽ hoạt động với tốc độ rất nhanh (có khi lên đến 10 ngàn vòng/phút). Trong quá trình sử dụng, ổ cứng sẽ truy xuất dữ liệu liên tục. Do vậy, bạn nên tắt hết các ứng dụng, và chờ một khoản thời gian ngắn khi cần khởi động lại máy tính.

Theo lời khuyên của chuyên gia công nghệ, 15 giây là khoảng thời gian phù hợp. Hoặc bạn cũng có thể theo dõi đèn báo ổ cứng trên máy tính để biết được máy tính có đang tiếp tục truy xuất dữ liệu hay không (đèn sáng hoặc chớp nháy liên tục nghĩa là ổ cứng đang truy xuất dữ liệu).

Máy ảnh kỹ thuật số - Không phải cứ nhiều “chấm” là tốt

Khi nhắc đến máy ảnh kỹ thuật số, thông tin được nhắc đến đầu tiên đó là số điểm ảnh (số chấm, Megapixels), và theo nhiều người, máy ảnh càng nhiều “chấm” thì càng tốt. Và dĩ nhiên, càng nhiều “chấm” thì bạn càng phải trả thêm nhiều tiền.

Tuy nhiên, theo nhiếp ảnh gia tên tuổi Ken Rockwell thì độ nét và chất lượng của hình ảnh phụ thuộc vào kỹ năng và trình độ của người chụp, hơn số thông số về độ phân giải của máy ảnh.

Theo Rockwell thì “ngay cả khi có sự khác biệt về độ phân giải của máy ảnh, thì cũng không có nhiều sự khác biệt có thể nhận ra trên hình ảnh chụp được. Ví dụ, hình ảnh chụp từ máy ảnh 3 “chấm” cũng tương tự như hình ảnh từ máy ảnh 6 “chấm” ngay cả khi in ảnh với kích cỡ 12 hay 18 inch” (30 - 45 cm)

Phần lớn người dùng phổ thông sẽ không bao giờ nhận biết được sự khác biệt giữ những hình ảnh chụp bởi máy ảnh có độ phân giải lớn và nhỏ. Độ phân giải lớn chỉ thực sự cần thiết khi bạn chụp ảnh để ghép chung thành một bức ảnh lớn hoặc để in những tấm ảnh với kích cỡ cực lớn.

Do vậy hãy cân nhắc trước những lời quảng cáo và mời chào hấp dẫn của các nhà sản xuất máy ảnh kỹ thuật số.

Phải sử dụng cạn pin trước khi sạc lại

Đây là lời khuyên bạn thường nhận được khi sử dụng laptop hay điện thoại di động, đặc biệt là trong lần sử dụng đầu tiên trên những sản phẩm mới mua.


Theo lời khuyên của Matos, chuyên gia công nghệ của Cnet thì không chỉ lần sử dụng đầu tiên, mà cả những lần sử dụng sau, bạn cũng phải áp dụng cách thức sử dụng này để kéo dài tuổi thọ của pin.

Nếu bạn cắm nguồn trong khi nguồn pin vẫn còn, pin sẽ bắt đầu quá trình nạp dồn và điều này khiến cho pin bị chai nhanh hơn. Do vậy tốt nhất bạn nên sử dụng pin đến lúc cạn mới bắt đầu quá trình sạc lại”.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng pin cạn đến mức 0%, mà chỉ tầm 7-10% của pin rồi hãy bắt đầu sạc lại. Đây là lý do mà nhiều hãng máy tính thiết kế để laptop tự động tắt khi pin đạt mức dưới 10%.

Dùng máy rửa bát để rửa… bàn phím bị đổ ca-fe

Nghe có vẻ khôi hài, nhưng đây lại là sự thật.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể áp dụng cho bàn phím có dây (kết nối trực tiếp với máy tính bằng dây cáp, chứ không phải bàn phím không dây kết nối bằng blue-tooth), bởi lẽ các loại bàn phím không dây có sử dụng pin và không thể bị ướt.

Theo lời khuyên của Matos thì bạn không được sử dụng xà phòng hay nước quá nóng.

Tắt/mở liên tục không gây hại cho máy tính

Nhiều người cho rằng, tắt/mở liên tục sẽ khiến máy tính mất nhiều thời gian để khởi động, ổ cứng truy cập nhiều, làm giảm tuổi thọ máy tính và linh kiện Chính vì thế, đã có rất nhiều người để máy tính hoạt động liên tục, thậm chỉ suốt mấy ngày liền.

Nhưng sự thật thì không đúng như vậy.

Theo lời khuyên của Matos, máy tính cũng như con người và cần phải có thời gian để nghỉ ngơi. Do vậy, bạn hãy tắt máy tính những khi không cần dùng đến, hoặc những lúc đi ra ngoài hoặc đi ngủ vào buổi tối.

Máy tính Mac của Apple không “miễn dịch” với virus và hacker

Người dùng Windows luôn phải đau đầu với vấn đề bảo mật, và cuộc chiến chống lại virus là cuộc chiến phức tạp và kéo dài. Trong khi đó, các fan của Mac luôn tự hào rằng, sản phẩm của Apple luôn sạch sẽ các vấn đề về bảo mật không phải là điều đáng quan tâm.

Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chỗ Mac “miễn dịch” với virus, mà bởi lẽ… thị phần của máy tính Mac còn quá ít so với Windows. Đó là lý do vì sao, người ta thường bắt gặp những vấn đề, báo cáo về bảo mật trên Windows xuất hiện trên các tạp chí, trang tin công nghệ… nhưng lại ít khi gặp phải thông tin về bảo mật trên Mac.

Đặc biệt, theo chuyên gia bảo mật Nitesh Dhanjani, trình duyệt web là lỗ hổng thường được hacker lợi dụng để khai thác nhất. Theo đó, trình duyệt Internet Explorer của Windows luôn bị đánh giá là kém an toàn, trong khi đó, trình duyệt Safari của Apple còn bị đánh giá là kém an toàn hơn cả IE.

Như vậy, những ý kiến cho rằng sử dụng Mac an toàn và không còn lo lắng về virus và hacker là ý kiến không chính xác.

Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) không theo dõi mọi thông tin người dùng

Có không ít người sử dụng Internet lo lắng rằng mọi thông tin cá nhân, mọi trang web ghé thăm trên Internet… sẽ bị nhà cung cấp theo dõi và nắm rõ.

ISP (Internet Service Provider - nhà cung cấp dịch vụ internet) là đường liên kết giữa máy tính của bạn với mạng Internet rộng lớn. Mỗi trang web ghé thăm, mỗi email được gửi… đều phải đi qua router của ISP đầu tiên. Nghĩa là các ISP có khả năng kiểm tra và lưu lại các thông tin mà người dùng đã sử dụng trên Internet.

Tuy nhiên, vấn đề là các ISP không có đủ kinh phí cũng như mục đích để lưu trữ từng bit dữ liệu của đông đảo người dùng. Do vậy, ISP không hề theo dõi những hoạt động của người dùng như một số người vẫn lo lắng.

Không phải mọi thứ bạn xóa khỏi ổ cứng đều biến mất

Bạn cho rằng các thông tin cá nhân và riêng tư lưu trữ trên máy tính, sau khi xóa đi thì sẽ an toàn và không ai biết đến?

Sự thật là rất khó để xóa đi dữ liệu một cách vĩnh viễn. Khi bạn xóa đi những dữ liệu nào đó, sự hiện diện của chúng trên ổ cứng có vẻ như là đã biến mất, nhưng sự thật thì thông tin của chúng vẫn còn được lưu trên ổ cứng. Và vị trí lưu trữ dữ liệu bị xóa sẽ bị ghi chồng lên bằng dữ liệu mới. Đây là cách thức mà các phần mềm khôi phục file vẫn sử dụng để tìm lại những dữ liệu đã bị xóa.

Vậy làm cách nào để xóa dữ liệu một cách an toàn? Sử dụng phần mềm xóa file chuyên dụng như ccleaner để thực hiện điều này.

Thứ Năm, 30/12/2010 11:01
51 👨 862
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản