Dự kiến vào cuối năm nay, Liên minh châu Âu (EU) sẽ xem xét một dự thảo mới trong đó sẽ quy trách nhiệm cho các ISP nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết để khóa những hệ thống máy tính bị tin tặc kiểm soát.
EU cho biết động thái trên là nhằm giảm tỉ lệ tội phạm đang gia tăng nhanh chóng về quy mô cũng như tính chất lại khu vực này. Dự luật mới có tên là "An ninh kinh tế và Chính sách châu Âu" do nhóm tác giả gồm 4 người của Đại học Cambridge soạn thảo.
Nhóm tác giả trên đã đưa ra 15 khuyến nghị trong đó có việc thiết lập một tổ chức phòng chống tội phạm mạng như kiểu NATO, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp giúp cải thiện tình hình bảo mật hiện nay, cũng như nêu chi tiết hơn về các vụ đột nhập hệ thống máy tính.
Dự thảo mới được cho là tiếp nối phiên nhóm họp của Ủy ban châu ÂU (EC) hồi tháng 4/2008, theo đó kêu gọi các ISP cần phải chia sẻ thông tin và đáp ứng các yêu cầu của chính phủ và EU một cách nhanh chóng.
"Môi trường số đang bị ô nhiễm bởi những chiếc máy tính bị lây nhiễm. Sự ô nhiễm này một phần là do các ISP vẫn để cho chúng hoạt động nhằm phát tán spam, lưu trữ các site lừa đảo, và tung lên mạng các nội dung bất hợp pháp. Các ISP sẽ bị phạt theo kiểu doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, họ sẽ bị đánh thuế, khởi kiện, và thậm chí là bị áp đặt các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn", nhóm tác của dự thảo trên ...
EuroISPA, một tổ chức bao gồm 9 hiệp hội ISP lớn của châu Âu (gồm 1.000 ISP riêng lẻ) tuyên bố sẽ ủng hộ các biện pháp tăng cường mức độ an toàn cho không gian mạng, nhưng đã phản đối một số đề xuất của EC. Được biết EuroISPA gồm các ISP của Áo, Bỉ, Czechoslovakia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ai-Len, Ý và Anh.
Rất nhiều các quốc gia châu Âu đã đồng ý hỗ trợ Hiệp ước mới của EC về tội phạm mạng, nhưng một số khác thì lại phản đối bởi chưa có phương án hữu hiệu ngăn chặn các hành vi thiết lập "botnet" (mạng do tin tặc điều khiển) và tấn công từ chối dịch vụ (DoS) của hacker. Những quốc gia phản đối này bao gồm: Andorra, Azerbaijan, Georgia, Liechtenstein, Monaco, Nga, San Marino, and Thổ Nhĩ kỳ.
Trong năm qua, có một số quốc gia châu Âu, điển hình là Estonia, đã phải đối mặt với nạn tội phạm mạng khiến hệ thống máy tính chính phủ, ngân hàng, trường học bị đánh sập trong nhiều ngày, khiến chính phủ nước này phải kêu cứu EU. Sau đó EU đã phải điều một đoàn chuyên gia máy tính cao cấp đến giúp Estonia khôi phục lại hệ thống máy tính.
Châu Âu: ISP sẽ bị phạt nếu để tấn công mạng xảy ra
146
Bạn nên đọc
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua -
Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay và ngắn gọn
Hôm qua -
Cách xem video YouTube giới hạn độ tuổi mà không cần đăng nhập
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4 -
Code Đại Bang Chủ, giftcode Đại Bang Chủ event mới nhất
Hôm qua -
Cách kiểm tra lịch sử giao dịch VPBank nhanh nhất
Hôm qua -
Cách tạo shortcut trang web trên màn hình Windows
Hôm qua -
Những câu nói hay về sự ghen ăn tức ở, đố kỵ của con người
Hôm qua -
43 câu đố vui về các bộ phận cơ thể con người
Hôm qua -
Kiểm tra tốc độ Internet, mạng Wifi FPT, VNPT, Viettel không cần phần mềm
Hôm qua