Các loại đĩa quang trang bị cho một máy tính tiêu chuẩn đã có những bước tiến ngoạn mục, từ CD-ROM đến CD-RW rồi DVD combo và ngày nay, DVD-RW được xem là không thể thiếu cho một máy tính thông thường. Có những gì cần lưu ý khi chọn mua ổ DVD-RW?
Ổ đĩa quang, thuật ngữ dùng để chỉ các loại ổ đĩa đọc và ghi đĩa CD, DVD trên máy tính. Theo chiều phát triển của công nghệ, ổ đĩa quang này ngày càng rẻ, và loại ổ đĩa quang đời cũ đã dần dần “tuyệt chủng” trên thị trường. Hiện nay, giá ổ đĩa DVD-RW chỉ đắt hơn ổ đĩa DVD khoảng 100.000 đồng, còn ổ đĩa DVD đắt hơn ổ đĩa CD cũng khoảng 100.000 đồng. Do vậy, mua ổ đĩa DVD-RW là lựa chọn đáng giá nhất khi lắp máy tính mới hoặc thay ổ đĩa quang.
Thị trường ổ đĩa quang
Hẳn bạn đã biết, ổ đĩa CD chỉ đọc được đĩa CD (hay còn gọi là đĩa CD-ROM), không đọc được đĩa DVD. Do vậy, nếu được tặng hoặc mua đĩa phim DVD, bạn sẽ không mở được đĩa này. Bạn cũng không thể cài được Windows Vista từ đĩa DVD. Và nếu phát sinh nhu cầu ghi dữ liệu ra đĩa CD, bạn cũng chẳng làm gì được với chương trình ghi đĩa và ổ đĩa CD đang có.
Hiện nay, ổ đĩa CD đã trở nên khan hiếm. Một số ít cửa hàng nhỏ lẻ vẫn còn trưng bày hàng tồn kho, và chào bán với giá khoảng 250.000 đồng. Mặc dù vẫn với thời gian bảo hành 1 năm nhưng với số lượng ít ỏi còn lại, bạn khó mà được đổi ổ đĩa khác hoặc bảo hành chu đáo khi ổ đĩa bị lỗi. Ngoài loại ổ đĩa CD chính hãng bị tồn kho, hiện nay trên thị trường xuất hiện loại ổ đĩa CD mới trong hộp nhưng được chào bán từ 80.000 - 100.000 đồng (bằng giá với loại ổ đĩa CD cũ lấy từ các máy bộ nhập từ nước ngoài về), tất nhiên chất lượng chỉ ở mức dùng tạm!
Chung số phận với ổ đĩa CD, loại ổ đĩa CD-RW dùng để đọc và ghi đĩa CD cũng sắp bị “tuyệt chủng”. Hàng tồn kho đang được bày bán với giá khoảng 350.000 đồng, vấn đề bảo hành và hậu mãi cũng chẳng khác nào ổ đĩa CD.
Mặc dù chưa lâm vào hiện tượng của 2 loại ổ đĩa CD và CD-RW nhưng loại ổ đĩa DVD-CDRW (còn gọi là ổ đĩa DVD combo) dùng để đọc đĩa CD, DVD và ghi đĩa CD cũng không còn nhiều trên thị trường. Hiện nay chỉ còn 2 nhãn hiệu Samsung và Sony nhưng giá hơn 400.000 đồng, ngang ngửa ổ đĩa DVD-RW.
Không cạn kiệt hàng như các loại ổ đĩa quang đã để cập nhưng loại ổ đĩa DVD đang dậm chân tại chỗ với khoảng 6 loại nhãn hiệu, giá khoảng từ 300.000 - 400.000 đồng.
Chính vì giá của ổ đĩa DVD tương đối cao so với tính năng của nó nên đa số người dùng đều chấp nhận bỏ thêm từ 100.000 đồng nữa để sắm luôn ổ đĩa DVD-RW phục vụ cho nhu cầu xem và ghi được “tất tần tật” các loại đĩa CD, DVD. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho ổ đĩa DVD-RW trở nên khá đa dạng trên thị trường hiện nay, với đầy đủ các nhãn hiệu: Asus, LG, Sony, Liteon, HP, Pioneer, Samsung, Philips, MSI...
Ngoài loại ổ đĩa quang gắn trong, trên thị trường còn có loại ổ đĩa quang gắn ngoài qua cổng USB. Tuy nhiên, loại ổ đĩa quang này có giá khá đắt; loại CD khoảng 250.000 đồng, loại DVD trên 600.000 đồng, còn loại DVD-RW đến trên 1 triệu đồng.
Bài toán giữa chi phí và tính năng
Như vậy, với mức giá và thị phần của các loại ổ đĩa quang như hiện nay, bạn không nên tiếc khoảng 100.000 đồng nữa để mua ổ đĩa DVD-RW, dẫu rằng bạn chưa có nhu cầu ghi đĩa CD, DVD hoặc thỉnh thoảng mới cần đến. Thực tế, nếu trang bị sẵn ổ đĩa DVD-RW, ắt bạn sẽ phát sinh ngay nhu cầu ghi file ghost đùng để khôi phục hệ thống ra một hoặc vài đĩa DVD, hoặc ghi những file dữ liệu lớn ít dùng đến ra đĩa DVD để giải phóng dung lượng trống cho đĩa cứng. Ngoài ra, bạn còn có thể tạo các đĩa trình diễn hình ảnh, nhạc, phim ra đĩa CD, DVD để xem trên đầu đĩa CD, DVD dân dụng hoặc tặng người thân.
Hiện nay, khi mua đĩa DVD bạn không cần phải chú ý đến các thông số tốc độ đọc và ghi đĩa CD, DVD, bởi đa số đều có cùng tốc độ đọc (hoặc chỉ nhỉnh hơn 2 mức), và tốc độ ghi cũng vậy. Hơn nữa, đa số người dùng đều sử dụng đĩa CD, DVD rẻ tiền nên không thể ghi đĩa với tốc độ ghi cao nhất, thường chỉ chọn ghi ở mức nửa tốc độ tối đa của ổ đĩa. Do vậy, điều bạn cần có thể là giao tiếp của ổ đĩa quang với mainboard.
Ở loại ổ đĩa quang đời cũ, chủ yếu là dùng giao tiếp IDE; giao tiếp này dùng được cho mọi loại mainboard cũ hoặc mới nhưng bù lại tốc độ truyền tải dữ liệu của nó thấp và cáp dữ liệu chiếm nhiều không gian trong thùng máy. Ngoài ra, các mainboard đời mới thường chỉ có 1 cổng IDE để cắm ổ đĩa quang, do vậy nếu bạn đã lỡ sắm đĩa cứng dùng giao tiếp IDE thì việc lắp ổ đĩa quang dùng giao tiếp IDE trở nên khó khăn và phát sinh vấn đề tương thích giữa đĩa cứng và ổ đĩa quang.
Nếu máy tính của bạn dùng mainboard đời mới, bạn hãy sắm loại ổ đĩa quang dùng giao tiếp SATA để dễ lắp và đồng thời giảm được thời gian chờ truy xuất dữ liệu trên đĩa CD, DVD. Còn nếu muốn dùng được cho nhiều máy tính mà không phải tháo lắp thùng máy, bạn hãy chọn loại gắn ngoài dùng giao tiếp USB, đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra một khoảng chi phí gấp 2 hoặc 3 lần so với ổ đĩa quang gắn trong.
Chọn ổ đĩa quang nào cho máy tính?
17.330
Bạn nên đọc
-
UPnP là gì? Tại sao nên vô hiệu hóa nó trên router?
-
Intel XeSS là gì? So với Nvidia DLSS như thế nào?
-
Nên dùng PowerShell hay Command Prompt?
-
Abandonware là gì? Có hợp pháp không?
-
Công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật
-
Diện tích hình trụ: Diện tích xung quanh hình trụ, diện tích toàn phần hình trụ
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
Cách xóa khoảng trắng giữa các chữ trong Word
Hôm qua -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1